Cổng thông tin điện tử tỉnh Lạng Sơn

Sở Khoa học và Công nghệ

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Khoa học công nghệ Lạng Sơn góp phần nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm OCOP

Chương trình mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn, là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Trọng tâm của Chương trình OCOP là nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân trên cơ sở khai thác, phát huy lợi thế của các sản phẩm truyền thống, đặc sản địa phương. Chương trình luôn được xác định là một trong những chương trình trọng tâm được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, các cấp, các ngành, quan tâm tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện gắn với các nhiêm vụ, chỉ tiêu kinh tế xã hội của tỉnh.

Chương trình mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn, là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Trọng tâm của Chương trình OCOP là nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân trên cơ sở khai thác, phát huy lợi thế của các sản phẩm truyền thống, đặc sản địa phương. Chương trình luôn được xác định là một trong những chương trình trọng tâm được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, các cấp, các ngành, quan tâm tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện gắn với các nhiêm vụ, chỉ tiêu kinh tế xã hội của tỉnh.

Các sản phẩm khi tham gia Chương trình OCOP đều được đánh giá theo các tiêu chí cụ thể, được phân hạng và "gắn" sao nhằm giúp nhà sản xuất, người tiêu dùng định vị được chất lượng, danh tiếng của sản phẩm. Việc này đã tạo ra một cuộc đua về nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm OCOP giữa các địa phương, giữa các chủ thể sản xuất với nhau, trong đó KH&CN đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy phát triển, nâng cao chất lượng, giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm OCOP trên thị trường.

Trong thời gian qua, các chương trình, kế hoạch trọng tâm của ngành KH&CN tập trung hướng vào tư vấn, hỗ trợ cho các thành phần kinh tế có các sản phẩm hàng hoá chủ lực, đặc thù của tỉnh, trong đó đã tập trung tư vấn, hỗ trợ các nội dung mà các cơ sở đang rất cần như: Hỗ trợ ứng dụng chuyển giao công nghệ, tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và chế biến; hỗ trợ tạo lập, bảo hộ sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm bằng các hình thức như chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận; hỗ trợ áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến như hệ thống quản lý chất lượng ISO, hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ..; hỗ trợ tiêu chuẩn hoá sản phẩm; hỗ trợ áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc, mã số mã vạch, thực hành nông nghiệp tốt, sản xuất hữu cơ,…

Qua 3 năm triển khai thực hiện đã đạt được kết quả nhất định, cụ thể như sau:

Về công tác nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, kinh doanh

Trong lĩnh vực khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp và nông thôn tập trung nghiên cứu ứng dụng chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ về giống và quy trình kỹ thuật canh tác, chăn nuôi mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm đối với các cây trồng vật nuôi chủ lực, đặc sản có thế mạnh của địa phương: Na, Mít, dứa, Hồng không hạt, Mận cơm, Chanh rừng, Măng Bát độ, Trám đen, Trà hoa vàng, Sở, Đào chuông, Lan kim tuyến..., một số vật nuôi bản địa, nghiên cứu về đặc tính dược học, dinh dưỡng của các sản phẩm địa phương như Mác mật, Mật ong hoa ngũ gia bì,… Các nghiên cứu ứng dụng khoa học bảo tồn nguồn gen cây trồng và cây dược liệu như Chanh rừng, Mận cơm, Vịt cổ xanh,… và các loài dược liệu quý hiếm như Ngũ gia bì gai, Lá khôi, Đẳng sâm, Ba kích tím, Bình vôi, Hà thủ ô đỏ, Hoàng tinh hoa đỏ, Hoàng tinh hoa trắng,...

Lĩnh vực Kỹ thuật công nghệ, tập trung nghiên cứu, hoàn thiện quy trình công nghệ trong chế biến, bảo quản nông sản,...

Thực hiện nhiệm vụ khoa học thuộc Chương trình nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ nâng cao giá trị và phát triển bền vững một số sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021-2025 với 07 đề tài, tập trung vào Nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ nâng cao giá trị và phát triển bền vững các sản phẩm OCOP của tỉnh như: Hồng Vành Khuyên; Quýt Tràng Định; hạt dẻ tại thành phố Lạng Sơn; chè dưới tán hồi tại huyện Bình Gia; Nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ phát triển bền vững giống khoai lang bản địa và trồng thử nghiệm một số giống khoai lang mới trên địa bàn huyện Lộc Bình; Nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ phục tráng, xây dựng mô hình nhân giống, thâm canh và xây dựng thương hiệu cho giống lúa Bao Thai Hồng; Nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ phục tráng và phát triển bền vững sản phẩm gà Vạn Linh, Chi Lăng. Các đề tài đã được triển khai các bước nghiên cứu thử nghiệm và xây dựng các quy trình kỹ thuật nâng cao năng suất chất lượng cây trồng vật nuôi theo kế hoạch.

H1.jpg

Ảnh: Mô hình chế biền chè dưới tán Hồi tại huyện Bình Gia

 

Về hỗ trợ xác lập quyền sở hữu trí tuệ và phát triển tài sản trí tuệ

Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án chiến lược Sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đến năm 2030. Đến nay. Trên địa bàn tỉnh đã có 40 sản phẩm được bảo hộ sở hữu trí tuệ bằng các hình thức Chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể, hơn 600 sản phẩm được bảo hộ dưới hình thức nhãn hiệu thông thường. Trong đó nhiều sản phẩm Ocop đã được bảo hộ, đồng thời thực hiện hướng dẫn, tư vấn các chủ thể nhãn hiệu các giải pháp nâng cao năng lực bảo hộ, khai thác và quản trị tài sản trí tuệ . Việc xác lập quyền sở hữu trí tuệ và phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm nông, lâm đặc sản của địa phương đã góp phần tích cực phát huy danh tiếng, uy tín của sản phẩm, bảo hộ cho những người sản xuất, kinh doanh; bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng và góp phần thúc đẩy trong việc nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị hàng hóa của sản phẩm.

H2.JPG

Ảnh: Lễ tổ chức công bố chỉ dẫn địa lý"Vân thủy" cho sản phẩm mật ong ngũ gia bì Vân Thủy

Về hỗ trợ nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm

Triển khai thực hiện Kế hoạch số 79/KH-UBND ngày 05/4/2021 của UBND tỉnh Lạng Sơn về nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021 - 2025, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lạng Sơn đã tuyển chọn 06 nhiệm vụ khoa học và công nghệ thực hiện Kế hoạch nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021 -2025 trong đó có tập trung vào các nội dung: Thúc đẩy các doanh nghiệp áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất, chất lượng cơ bản, đẩy mạnh áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất, chất lượng đặc thù cho ngành, lĩnh vực; Hỗ trợ xây dựng mô hình điểm áp dụng đồng bộ các giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp; Hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Lạng; Triển khai áp dụng thực hành nông nghiệp tốt (G.A.P), thực hành sản xuất nông nghiệp hữu cơ, năng suất xanh trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn; Hỗ trợ ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số để thiết lập, tối ưu hóa, hiện đại hóa hệ thống quản trị doanh nghiệp; áp dụng tiêu chuẩn, công cụ hỗ trợ cho sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh; Hỗ trợ tổ chức chứng nhận sản phẩm, hàng hóa, chứng nhận hệ thống quản lý: an toàn thực phẩm, môi trường, năng lượng, an toàn và sức khỏe nghề nghiệp,... và chứng nhận hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn cơ sở. Các nhiệm vụ hiện nay đã và đang hỗ trợ cho 62 Doanh nghiệp, HTX trên địa bàn tỉnh, theo đúng kế hoạch, bước đầu mang lại một số kết quả đáng khích lệ, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

Nhìn chung trong thời gian qua các hoạt động khoa học và công nghệ được triển khai đồng bộ, các đề tài, dự án được lựa chọn nghiên cứu triển khai thực hiện đều có khả năng ứng dụng trong thực tiễn, mang lại hiệu quả thiết thực. Hoạt động triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào đời sống, sản xuất được đẩy mạnh góp phần nâng cao giá trị sản phẩm và thu nhập cho bà con nông dân. Một số sản phẩm chủ lực, sản phẩm xuất khẩu của địa phương đã được bảo hộ tài sản trí tuệ góp phần phát triển thương hiệu, nâng cao giá trị kinh tế của các sản phẩm OCOP...

Tuy nhiên, việc tham gia nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, hợp tác xã còn  hạn chế, quy mô nhỏ, công nghệ tiên tiến chưa nhiều, sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường chưa cao, chưa có sức lan tỏa mạnh. Nguồn ngân sách để thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã còn hạn hẹp so với nhu cầu. Chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp tham gia vào các Chương trình, Đề án, các doanh nghiệp mới thành lập chưa mạnh dạn, chưa quan tâm để tìm kiếm, thu hút được những nhà đầu tư hoặc quỹ đầu tư; chưa tranh thủ sự hỗ trợ từ các nguồn đầu tư cho doanh nghiệp.

Do đó, trong thời gian tới. Sở KH&CN sẽ tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo đẩy mạnh ứng dụng KHCN vào sản xuất và đời sống nói chung và đối với Chương trình OCOP nói riêng theo đúng chương trình, kế hoạch đã phê duyệt, trong đó sẽ nghiên cứu, đề xuất một số nội dung tư vấn, hỗ trợ mới cho các chủ thể tham gia chương trình OCCOP như: Hỗ trợ khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; hỗ trợ ứng dụng công nghệ thông thông minh, công cụ sản xuất thông minh vào sản xuất.

Một số giải pháp cụ thể về ứng dụng khoa học công nghệ nhằm nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm OCOP như sau:

1. Tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, công nghệ mới, hoàn thiện quy trình sản xuất phù hợp giúp cơ sở ổn định chất lượng, nâng cao năng suất khả năng cạnh tranh của sản phẩm, góp phần nâng cao uy tín thương hiệu của chủ thể trên thị trường, nâng cao năng lực trong quản lý, điều hành, tổ chức SXKD hiệu quả, hạn chế rủi ro.

 

2. Chú trọng Ứng dụng KHCN và kỹ thuật mới vào sản xuất: Khi sản phẩm đã có mặt trên thị trường thì việc ổn định chất lượng sản phẩm, giảm giá thành sản xuất sẽ góp phần tạo ra lợi thế cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Do đó, chủ thể OCOP cần đổi mới áp dụng công nghệ, dây truyền hiện đại vào sản xuất sản phẩm.

 

3. Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu cho các sản phẩm OCOP: Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu tốt được đánh giá là một chiến lược giúp định vị thương hiệu của cơ sở trên thị trường, tạo lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm của đơn vị. Để có hệ thống nhận diện thương hiệu tốt, cần chú ý đến các bước từ thiết kế, bảo hộ và sử dụng hệ thống nhận diện

 

4. Thực hiện bảo hộ sở hữu trí tuệ cho nhãn hiệu hàng hóa: Việc bảo hộ sở hữu trí tuệ là rất quan trọng giúp bảo vệ thương hiệu, hạn chế tranh chấp trong thương mại trong quá trình SXKD. Đây là một công cụ quan trọng trong quảng bá và lưu thông hàng hóa hợp pháp trên thị trường, là cơ sở để chủ thể đem sản phẩm ra thị trường lớn, thị trường quốc tế. Đồng thời, đây còn là công cụ để bảo vệ người tiêu dùng./.

 

 

Đỗ Thu Hạnh

Post type
Featured

Nguồn:sokhcn.langson.gov.vn Sao chép liên kết