Cổng thông tin điện tử tỉnh Lạng Sơn

Sở Khoa học và Công nghệ

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp thúc đẩy khởi nghiệp thành công

Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Lạng Sơn đã có bước khởi động từ năm 2016 sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định Số 844/QĐ-CP ngày 15/6/2016 về việc “Thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST quốc gia đến năm 2025”. Trên cơ sở Quyết định số 844/QĐ-CP ngày 15/6/2016, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lạng Sơn đã tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 143/KH-UBND ngày 14/8/2017 về việc hỗ trợ hệ sinh thái KNĐMST tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2017  2020; Kế hoạch số 201/KH-UBND ngày 23/12/2020 về việc ban hành Kế hoạch hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021-2025.

Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Lạng Sơn đã có bước khởi động từ năm 2016 sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định Số 844/QĐ-CP ngày 15/6/2016 về việc “Thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST quốc gia đến năm 2025”. Trên cơ sở Quyết định số 844/QĐ-CP ngày 15/6/2016, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lạng Sơn đã tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 143/KH-UBND ngày 14/8/2017 về việc hỗ trợ hệ sinh thái KNĐMST tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2017  2020; Kế hoạch số 201/KH-UBND ngày 23/12/2020 về việc ban hành Kế hoạch hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021-2025. Mục tiêu của Kế hoạch bao gồm: Triển khai, cụ thể hóa các mục tiêu, nội dung của Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025" phù hợp với điều kiện và tình hình thực tiễn của tỉnh; Thúc đẩy hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp và hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại tỉnh Lạng Sơn. Tạo lập môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới, tập trung vào các ngành, lĩnh vực tiềm năng, thế mạnh trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Giai đoạn 2017- 2020 hỗ trợ phát triển từ 01 -02 dự án, doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Đến năm 2025 hỗ trợ phát triển từ 03-05 dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; phấn đấu hỗ trợ ít nhất 01 tổ chức, cá nhân gọi được vốn từ các nhà đầu tư; tổ chức tập huấn cho 10.000 lượt người.

Ngoài ra, tỉnh Lạng Sơn cũng đã ban hành Nghị quyết số 13/2019/NQ-HĐND ngày 10/12/2019 quy định nội dung và mức chi hỗ trợ hoạt động KNĐMST trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn; Nghị quyết số 07/2022/NQ-HĐND ngày 21/7/2022 của HĐND tỉnh về quy định mức chi phục vụ hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn; Kế hoạch số 157/KH-UBND ngày 12/9/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn về Hỗ trợ phụ nữ tỉnh Lạng Sơn khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025; Kế hoạch số 114/KH-UBND, ngày 26/6/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn,… Đây là cơ sở pháp lý để hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh.

Thực hiện nội dung Kế hoạch số 143/KH-UBND ngày 14/8/2017 về việc hỗ trợ hệ sinh thái KNĐMST tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2017  2020; Kế hoạch số 201/KH-UBND ngày 23/12/2020 về việc ban hành Kế hoạch hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021-2025, trong những năm vừa qua đã có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành, địa phương trong tỉnh tổ chức các hoạt động nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu khởi nghiệp tiếp cận và nắm bắt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo như: "Diễn đàn Thanh niên Lạng Sơn sáng tạo - khởi nghiệp"; "Tổ chức xây dựng các mô hình khởi nghiệp của phụ nữ"; Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Lạng Sơn...Qua đó nâng cao trình độ, nhận thức, trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết để giúp các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp khởi nghiệp tiếp cận áp dụng thành tựu khoa học - công nghệ vào quá trình lập nghiệp, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Sau hơn 7 năm phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, Lạng Sơn đã có những kết quả hoạt động ban đầu tích cực, phong trào khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh đã có bước phát triển mạnh mẽ. Hiện nay, hệ sinh thái khởi nghiệp của tỉnh đã bước đầu hình thành với các thành phần như: (1) Sự đóng góp của các cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện vai trò quản lý nhà nước, bao gồm: Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Lao động thương binh và xã hội, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công thương, Sở Giáo dục và đào tạo, Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh, Tỉnh đoàn TNCSHCM,(2) Khu làm việc chung hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cung cấp không gian tổ chức hội thảo, tọa đàm, là nơi kết nối các nhà khởi nghiệp, nhà đầu tư, cố vấn và hỗ trợ phát triển hệ sinh thái; (3) Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh hỗ trợ khởi nghiệp, tư vấn pháp luật về kinh doanh, cung cấp các dịch vụ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho doanh nghiệp… Cùng với đó, tỉnh cũng đã có rất nhiều chương trình, hoạt động hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo được tổ chức thực hiện hàng năm như:

Tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn khởi nghiệp: Hàng năm, các cơ quan, đơn vị thuộc thành phần hệ sinh thái của tỉnh đã xây dựng chương trình, kế hoạch, tổ chức các buổi đào tạo, tập huấn kỹ năng và phát triển hoạt động khởi nghiệp cho các tổ chức, các nhân, doanh nghiệp khởi nghiệp trong toàn tỉnh tham gia. Cụ thể, từ năm 2019 đến nay tổ chức được 9 đợt đào tạo, tập huấn kỹ năng cho các cán bộ nguồn cho cán bộ thuộc các sở, ban, ngành, tổ chức đoàn thể của tỉnh và 01 khóa đào tạo chuyên sâu cho 10 cán bộ của 05 Sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh nhằm xây dựng đội ngũ tư vấn, hỗ trợ cho hoạt động khởi nghiệp của tỉnh. Bên cạnh đó, hàng năm Sở KH&CN cũng triển khai các lớp tập huấn “Nâng cao năng lực hệ sinh thái khởi nghiệp” tại các huyện, thành phố thu hút hơn 700 lượt người tham dự là các cán bộ, công chức thực hiện công tác hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp tại các phòng chuyên môn, UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

Công tác truyền thông về khởi nghiệp: Công tác thông tin truyền thông trên địa bàn tỉnh đã được triển khai thực hiện bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú và đã cung cấp kịp thời những nội dung, thông tin bổ ích cho cộng đồng khởi nghiệp, đồng thời lan toả thông tin liên quan đến quá trình tạo dựng và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo của tỉnh đến các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, cụ thể các hoạt động như: Duy trì website khởi nghiệp ĐMST; Cập nhật các bài viết, hình ảnh nội dung về các hoạt động khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn tỉnh; Đăng tải các bài viết với nội dung kiến thức về khởi nghiệp sáng tạo; chia sẻ kinh nghiệm của các tổ chức, cá nhân, nhóm khởi nghiệp; các mô hình khởi nghiệp thành công, các dự án khởi nghiệp tại địa phương … Phối hợp với Báo Lạng Sơn, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh để hỗ trợ đưa tin và phát sóng về Cuộc thi Khởi nghiệp sáng tạo tỉnh Lạng Sơn qua các năm.

Công tác tố chức cuộc thi khởi nghiệp: Hằng năm, Sở KH&CN tổ chức Cuộc thi khởi nghiệp ĐMST: Đã thu về 238 hồ sơ hợp lệ đăng ký tham dự (năm 2019: 41 hồ sơ, năm 2020: 42 hồ sơ, năm 2021: 46 hồ sơ, năm 2022: 46 hồ sơ, năm 2023: 46 hồ sơ) trong đó, lĩnh vực Nông nghiệp, dịch vụ, du lịch chiếm tỷ lệ cao nhất. Tổng số giải thưởng đã trao là 58 giải (năm 2019: 10 giải; năm 2020: 10 giải; năm 2021: 10 giải, năm 2022: 13 giải, năm 2023: 15 giải). Qua các cuộc thi khởi nghiệp cho thấy nhiều thanh niên, sinh viên, phụ nữ có đam mê, khát vọng vươn lên để thành đạt, có nhiều ý tưởng sáng tạo, dám dấn thân. Hầu hết các ý tưởng, dự án được chọn qua các cuộc thi đã tạo được dấu ấn về tính sáng tạo, phù hợp với những vấn đề thực tiễn cuộc sống đặt ra. Đa số các dự án đều hoàn thiện sản phẩm mẫu, có dự án đã có sản phẩm bán ra thị trường và bước đầu thu hút sự quan tâm của khách hàng. Trong đó có một số dự án tiềm năng như: Dự án Sean- Hướng nghiệp dành cho học sinh THPT, Dự án Sản xuất Bún ngô Khô, Dự án chế biến Heo khô mác mật, Dự án Hồng treo gió và hồng sấy dẻo…Để hỗ trợ khởi nghiệp, Sở Khoa học và công nghệ phối hợp cùng các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhiều hội thảo kết nối giữa doanh nghiệp, nhà đầu tư với những người trẻ tuổi khởi nghiệp. Từ đó tạo nên không gian gặp gỡ, thỏa thuận nhiều chiều để thực hiện mua dự án, kết nối thương mại, bao tiêu sản phẩm... 

Hoạt động kết nối hợp tác xây dựng mạng lưới Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo: Sở KH&CN tỉnh tổ chức 01 sự kiện Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Lạng Sơn năm 2019, thu hút hơn 1500 người tham dự là lãnh đạo các sở, ban, ngành, các hội đoàn thể, các trường cao đẳng của tỉnh, các tổ chức, cá nhân, nhóm dự án khởi nghiệp, các doanh nghiệp khởi nghiệp, sinh viên, học sinh. Bên cạnh đó, hàng năm, Sở KH&CN đã kết nối các dự án tham gia các hoạt động của Techfest Vùng, Quốc gia….

Tuy nhiên, hệ sinh thái khởi nghiệp tỉnh Lạng Sơn còn thiếu nhiều chủ thể quan trọng như: nhà đầu tư mạo hiểm, quỹ hỗ trợ khởi nghiệp cho các dự án khởi nghiệp, chưa có vườn ươm khởi nghiệp, thiếu cơ quan điều phối hệ sinh thái nên sự phối hợp hỗ trợ khởi nghiệp rất hạn chế. Phần nhiều các tổ chức, cá nhân khởi nghiệp chọn lĩnh vực nông nghiệp, tận dụng nguyên liệu sẵn có của địa phương. Ít tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp khởi nghiệp khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, ý tưởng hạn chế, nguồn lực đầu tư không có, thiếu đổi mới sáng tạo, thiếu dịch vụ hỗ trợ thương mại hóa sản phẩm để phát triển doanh nghiệp thành công. Ngoài ra, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của tỉnh Lạng Sơn đang ở giai đoạn hình thành, các phong trào khởi nghiệp trong tỉnh còn hoạt động phân tán, thiếu tập trung, các mối liên kết giữa các thành phần của hệ sinh thái khởi nghiệp chưa được hình thành đồng bộ. Chưa huy động được sự tham gia của các công ty, doanh nghiệp trong các hoạt động liên kết, góp phần hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Về định hướng phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của tỉnh trong thời gian tới, trước hết đó là cần phải hoàn thiện đầy đủ hệ sinh thái khởi nghiệp với một mô hình tổ chức thống nhất có hiệu lực, hiệu quả trong điều phối hoạt động hệ sinh thái, trong đó lấy doanh nghiệp khởi nghiệp làm trung tâm để lồng ghép các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhằm hỗ trợ một cách đồng bộ, tổng hợp tối đa nguồn lực. Đồng thời, phải xây dựng một kế hoạch theo lộ trình với mục tiêu cụ thể và cần có những giải pháp sau:

Tăng cường và nâng cao hiệu quả phối hợp công tác giữa Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các đơn vị có liên quan trong tham mưu xây dựng và thực thi các chính sách liên quan đến hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo.

Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo nhằm thúc đẩy và khơi dậy tinh thần sáng tạo, khởi nghiệp trong xã hội, đặc biệt là giới trẻ, làm tiền đề cho thanh niên mạnh dạn khởi nghiệp; tổ chức cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo hàng năm.

Tiếp tục tổ chức các lớp đào tạo nhận thức về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, trong đó ưu tiên đào tạo các nhóm đối tượng là các bạn đoàn viên thành niên, phụ nữ trên địa bàn tỉnh có nhu cầu và quan tâm đến khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; Hướng tới đưa các chương trình giáo dục khởi nghiệp vào các trường PTTH, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.

Có chính sách thu hút startup, nhân tài đóng góp cho phát triển đổi mới sáng tạo.

Đẩy mạnh liên kết với mạng lưới các chuyên gia, cố vấn, nhà đầu tư mạo hiểm, các Quỹ đầu tư khởi nghiệp trong và ngoài nước để thu hút và huy động nguồn lực trong nước và quốc tế hỗ trợ cho sự phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của tỉnh./.

Đặng Nguyệt Ánh