Tiêu đề văn bản | Xây dựng nhãn hiệu tập thể " Chanh rừng Mẫu Sơn, Lạng Sơn" cho sản phẩm Chanh rừng Vùng núi Mẫu Sơn, tỉnh Lạng Sơn | ||
---|---|---|---|
Số hiệu | 14 | Cơ quan ban hành | --- |
Phạm vi | --- | Ngày ban hành | --- |
Ngày hiệu lực | --- | Trạng thái | Đã có hiệu lực |
Loại văn bản | --- | Người ký | --- |
File đính kèm | Tải xuống | ||
Mô tả | --- |
Xây dựng nhãn hiệu tập thể " Chanh rừng Mẫu Sơn, Lạng Sơn" cho sản phẩm Chanh rừng Vùng núi Mẫu Sơn, tỉnh Lạng Sơn
Chủ nhiệm đề tài: KS. Hoàng Văn Sỹ.
Đơn vị thực hện: Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Cao Lộc.
Thời gian thực hiện: 2017 - 2019.
Lĩnh vực nghiên cứu: Nông nghiệp.
1. Mục tiêu của Dự án xây dựng nhãn hiệu tập thể “Chanh rừng Mẫu Sơn, Lạng Sơn”
1.1. Mục tiêu chung
Thiết lập cơ chế bảo hộ nhãn hiệu tập thể, quản lý và khai thác nhãn hiệu tập thể “Chanh rừng Mẫu Sơn, Lạng Sơn” cho sản phẩm Chanh rừng Vùng núi Mẫu Sơn (bao gồm xã Mẫu Sơn, xã Công Sơn của huyện Cao Lộc và xã Mẫu Sơn của huyện Lộc Bình), tỉnh Lạng Sơn nhằm nâng cao giá trị, danh tiếng của sản phẩm chanh rừng Mẫu Sơn, Lạng Sơn trên thị trường, tăng thu nhập cho người sản xuất, kinh doanh sản phẩm chanh rừng Mẫu Sơn, Lạng Sơn.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Điều tra, khảo sát đánh giá được thực trạng sản xuất, kinh doanh chanh rừng Mẫu Sơn, Lạng Sơn trên địa bàn tỉnh; Xây dựng được bản đồ ranh giới vùng trồng Chanh rừng đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Chanh rừng Mẫu Sơn, Lạng Sơn” cho sản phẩm Chanh rừng Vùng núi Mẫu Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
- Thiết kế được bộ logo, tem nhãn, bao bì mang nhãn hiệu tập thể “Chanh rừng Mẫu Sơn, Lạng Sơn” cho sản phẩm Chanh rừng Vùng núi Mẫu Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
- Xây dựng được Quy chế quản lý và sử dụng Nhãn hiệu tập thể “Chanh rừng Mẫu Sơn, Lạng Sơn” cho sản phẩm Chanh rừng Vùng núi Mẫu Sơn, tỉnh Lạng Sơn; Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản Chanh rừng mang Nhãn hiệu tập thể “Chanh rừng Mẫu Sơn, Lạng Sơn”; Quy chế sử dụng tem nhãn, bao bì sản phẩm Chanh rừng vùng núi Mẫu Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
- Hoàn thiện được Bộ Hồ sơ đăng ký bảo hộ Nhãn hiệu tập thể “Chanh rừng Mẫu Sơn, Lạng Sơn” cho sản phẩm Chanh rừng Vùng núi Mẫu Sơn, tỉnh Lạng Sơn và được Cục Sở hữu trí tuệ chấp nhận, cấp văn bằng công nhận Nhãn hiệu tập thể “Chanh rừng Mẫu Sơn, Lạng Sơn” cho sản phẩm Chanh rừng Vùng núi Mẫu Sơn tỉnh Lạng Sơn.
- Liên kết các hộ trồng Chanh rừng Mẫu Sơn tại Vùng núi Mẫu Sơn với các doanh nghiệp thu mua, chế biến kinh doanh Chanh rừng. Tạo môi trường sản xuất, kinh doanh lành mạnh, hiệu quả phát triển bền vững, không ngừng cải thiện và nâng cao thu nhập cho nông dân. Góp phần xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh - chính trị cho các xã Vùng núi Mẫu Sơn.
- Thu hút người dân sản xuất chanh rừng Mẫu Sơn ở Vùng núi Mẫu Sơn và các hộ kinh doanh tham gia xây dựng và sử dụng nhãn hiệu tập thể “Chanh rừng Mẫu Sơn, Lạng Sơn” cho sản phẩm Chanh rừng Vùng núi Mẫu Sơn.
2. Kết luận và kiến nghị
2.1. Kết luận
Dự án Xây dựng nhãn hiệu tập thể “ Chanh rừng Mẫu Sơn, Lạng Sơn” cho sản phẩm Chanh rừng Mẫu Sơn, tỉnh Lạng Sơn đã hoàn thành các nội dung đề ra theo đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng theo yêu cầu, cụ thể như sau:
- Công tác điều tra, khảo sát thực trạng sản xuất, kinh doanh sản phẩm chanh rừng Mẫu Sơn đã đánh giá được đầy đủ các chỉ tiêu theo yêu cầu của phiếu điều tra, tiến độ thực hiện đúng theo kế hoạch. Công tác tổng hợp, đánh giá thực trạng sản xuất, kinh doanh chanh rừng Mẫu Sơn trên địa bàn đúng thực tế.
- Đã thực hiện phân tích được các chỉ tiêu lý hóa chủ yếu của quả chanh rừng tươi của 03 xã. Trên cơ sở kết quả phân tích đã khẳng định thêm những tác dụng của quả chanh Mẫu Sơn, Lạng Sơn đối với chữa bệnh, bổ sung vi chất cho cơ thể giúp tăng cường sức khỏe.
- Về thiết kế Mẫu NHTT ”Chanh rừng Mẫu Sơn, Lạng Sơn”: Đã tổ chức được Hội thảo để thảo luận, phân tích rõ ưu, nhược điểm của từng phương án Mẫu NHTT. Trên cơ sở ý kiến đóng góp của các đại biểu, hội thảo đã thống nhất lựa chọn được Mẫu NHTT phù hợp, nêu bật được những đặc tính chủ yếu của sản phẩm chanh rừng Mẫu Sơn, Lạng Sơn.
- Về Xây dựng hệ thống công cụ, phương tiện để quản lý nhãn hiệu tập thể chanh rừng Mẫu Sơn, Lạng Sơn: Đã tích cực nghiên cứu, xây dựng dự thảo các Quy chế: Quy chế quản lý NHTT "Chanh rừng Mẫu Sơn, Lạng Sơn" và Quy chế quản lý, sử dụng tem nhãn, bao bì sản phẩm của NHTT"Chanh rừng Mẫu Sơn, Lạng Sơn" đảm bảo tuân thủ theo quy định của pháp luật và phù hợp với điều kiện thực tế của địa bản.
- Về xây dựng tài liệu hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản chanh rừng Mẫu Sơn, Lạng Sơn: Đã chủ động giao cho các thành viên có chuyên ngành về trồng trọt trên cơ sở kết quả điều tra thực trạng sản xuất chanh rừng Mẫu Sơn trên địa bàn, kết hợp với các tài liệu chuyên ngành đã xây dựng được bộ tài liệu hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản chanh rừng Mẫu Sơn, Lạng Sơn phù hợp với điều kiện thực tế trên địa bàn.
- Công tác tổ chức Lễ công bố nhãn hiệu tập thể “Mẫu Sơn” cho sản phẩm Chanh rừng của vùng núi Mẫu Sơn đã được tổ chức trang trọng, đúng nghi thức, có đầy đủ các thành phần liên quan tham dự.
- Công tác triển khai thí điểm hoạt động quản lý và khai thác nhãn hiệu tập thể chanh rừng Mẫu Sơn, Lạng Sơn: Đã thực hiện phát nhiều phóng sự về công tác xây dựng nhãn hiệu tập thể, về lợi ích của chanh rừng Mẫu Sơn đối với sức khỏe con người, lợi ích kinh tế do chanh rừng Mẫu Sơn... trên các phương tiên đại chúng như truyền hình Lạng Sơn, trên các trang Web và đã thực hiện giới thiệu sản phẩm chanh rừng Mẫu Sơn, phát tờ rơi tại các hội chợ, hội nghị được tổ chức trên địa bàn tỉnh và các địa phương khác.
- Một số mặt tồn tại:
+ Do đây là lần đầu tiên các thành viên thực thực hiện Dự án xây dựng nhãn hiệu tập thể, thời gian triển khai gấp, chưa nghiên cứu kỹ các bước nên việc triển khai thực hiện Dự án còn nhiều lúng túng, công tác phối hợp thực hiện đôi khi còn chưa được chặt chẽ.
+ Do các thành viên thực hiện dự án bận nhiều công tác chuyên môn nên việc nghiên cứu về các quy định về sở hữu trí tuệ nói chung và về nhãn hiệu tập nói riêng chưa được kỹ, sâu, việc dành thời gian thực hiện các nội dung dự án chưa được nhiều.
2.2. Kiến nghị
2.2.1. Đối với UBND tỉnh Lạng Sơn
- Đề nghị UBND tỉnh tiếp tục quan tâm bố trí các dự án, dự án tạo lập nhãn hiệu cho các sản phẩm đặc sản, đặc trưng của huyện. Việc triển khai các dự án này cần bổ sung thêm các nội dung về bảo tồn nguồn giống, hỗ trợ các cơ sở sản xuất giống, hoạt động nghiên cứu thị trường. Đó là các điều kiện tiền đề cơ bản để thúc đẩy tổ chức sản xuất và xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông sản.
- UBND tỉnh cần có cơ chế ưu tiên đối với các vùng sản phẩm chủ lực như ưu tiên về đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi phục vụ sản xuất. Cơ chế ưu đãi vốn vay cho đối tượng là tổ chức, cá nhân tham gia việc sản xuất và tiêu thụ Rau và các sản phẩm nông sản khác cho nông dân.
2.2.2. Đối với UBND huyện Cao Lộc, Lộc Bình
- Tổ chức quy hoạch chi tiết vùng trồng chanh rừng Mẫu Sơn trên địa bàn huyện nhằm dự báo thị trường và xác định quy mô tổ chức sản xuất. Đảm bảo sản xuất bền vững, ổn định kinh tế - xã hội khu vực nông thôn các vùng trồng chanh rừng Mẫu Sơn.
- Mời gọi các chuyên gia, các Viện nghiên cứu giúp tư vấn, hướng dẫn cho người dân về cách bảo quản, chế biến sản phẩm chanh rừng Mẫu Sơn.
- Chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn liên quan thực hiện:
+ Tuyên truyền và quảng bá các hình ảnh sản phẩm chanh rừng Mẫu Sơn, Lạng Sơn với nhiều hình thức khác nhau: Trưng biển hiệu, áp phích, tờ rơi, triển lãm, tham gia hội trợ thương mại,...
+ Liên kết để tạo ra mạng lưới phân phối tiêu thụ sản phẩm chanh rừng Mẫu Sơn tại các siêu thị, trung tâm thương mại, khu du lịch, xuất khẩu để sản phẩm chanh rừng Mẫu Sơn, Lạng Sơn thực sự phát huy thế mạnh và tạo nên thương hiệu mạnh của địa phương.
2.2.3. Đối với UBND các xã: Công Sơn, Mẫu Sơn của huyện Cao Lộc và Mẫu Sơn của huyện Lộc Bình
Tăng cường tuyên truyền, vận các hộ ở vùng trồng chanh rừng Mẫu Sơn tích cực tham gia vào Hội, thành lập các tổ sản xuất, kinh doanh, Hợp tác xã để cùng nhau chung sức xây dựng, phát triển và bảo vệ NHTT chanh rừng Mẫu Sơn, Lạng Sơn.
2.2.4. Đối với Hội Làm vườn huyện Cao Lộc và huyện Lộc Bình
- Đối với chủ sở hữu và đồng sở hữu NHTT chanh rừng Mẫu Sơn, Lạng Sơn: Phải tiến hành quản lý tốt các thành viên sau khi đăng ký tham gia tổ chức Hội, thông qua các Quy chế quản lý NHTT "Chanh rừng Mẫu Sơn, Lạng Sơn" và Quy chế quản lý, sử dụng tem nhãn, bao bì sản phẩm của NHTT"Chanh rừng Mẫu Sơn, Lạng Sơn" và cần xử lý nghiêm các sai phạm Quy chế để bảo vệ và phát triển danh tiếng NHTT chanh rừng Mẫu Sơn, Lạng Sơn.
- Đối với các thành viên sử dụng NHTT chanh rừng Mẫu Sơn, Lạng Sơn:
Cần nhận thức rõ vai trò làm chủ của mình trong quá trình sử dụng NHTT trong sản xuất, kinh doanh sản phẩm chanh rừng Mẫu Sơn. Nâng cao trình độ, kỹ thuật trong việc trồng, chăm sóc, chế biến sản phẩm chanh rừng Mẫu Sơn. Tuân thủ quy trình kỹ thuật trồng trọt; Duy trì và đảm bảo chất lượng hàng hóa được gắn NHTT theo đúng tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm đã được công bố; không tự ý chuyển giao lôgo, tem, nhãn, bao bì cho người khác sử dụng dưới bất kỳ hình thức nào khi chưa được sự cho phép của Hội./.
Nguồn: Theo báo cáo Dự án