“Xây dựng nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm Nem nướng của huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn”
Chủ nhiệm đề tài: KS. Nông Khắc Tạo
Đơn vị thực hiện: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Hữu Lũng
Thời gian thực hiện: 2017 - 2019
Lĩnh vực nghiên cứu: Nông nghiệp
1. Mục tiêu chung:
Thiết lập cơ chế bảo hộ, quản lý và khai thác nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm Nem nướng huyện Hữu Lũng nhằm nâng cao giá trị, danh tiếng của sản phẩm bản địa mang nhãn hiệu tập thể trên thị trường; Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho cộng đồng người dân vùng sản xuất, kinh doanh nem nướng huyện Hữu Lũng trong việc sử dụng nhãn hiệu tập thể, chống các hành vi xâm phạm quyền, góp phần đảm bảo đời sống cho người sản xuất và giữ gìn, phát huy các giá trị kinh tế, văn hoá - xã hội của sản phẩm nem nướng cho huyện Hữu Lũng.
1.1. Mục tiêu cụ thể:
Xây dựng được bản đồ ranh giới vùng sản xuất nem nướng, đăng ký bảo hộ NHTT trên địa bàn huyện Hữu Lũng tỉ lệ 1/50.000; Thiết kế được bộ logo, tem nhãn, bao bì mang nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nem nướng huyện Hữu Lũng; Xây dựng được Quy chế quản lý và sử dụng NHTT cho sản phẩm nem nướng huyện Hữu Lũng; Quy trình kỹ thuật sản xuất, bảo quản nem nướng mang NHTT; Quy chế sử dụng tem nhãn, bao bì sản phẩm...; Hoàn thiện được bộ Hồ sơ đăng ký bảo hộ NHTT và được Cục Sở hữu trí tuệ chấp nhận, cấp văn bằng NHTT cho sản phẩm nem nướng huyện Hữu Lũng.
1.2. Mục tiêu lâu dài:
Nâng cao giá trị kinh tế cho sản phẩm nem nướng mang nhãn hiệu tập thể; Tạo lập và phát triển các kênh thương mại nhằm đảm bảo tính ổn định của đầu ra cho sản phẩm; Thiết lập và vận hành mô hình, cơ chế quản lý nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nem nướng huyện Hữu Lũng trên thực tế; Liên kết các hộ sản xuất nem nướng với các cơ sở thu mua, kinh doanh. Tạo môi trường sản xuất, kinh doanh lành mạnh, hiệu quả phát triển bền vững, không ngừng cải thiện và nâng cao thu nhập cho nông dân, góp phần xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh - chính trị cho huyện Hữu Lũng; Thu hút người dân tham gia xây dựng và sử dụng NHTT cho sản phẩm nem nướng.
2. Lợi ích của dự án và phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu
2.1. Lợi ích của dự án:
* Đối với kinh tế - xã hội và môi trường:
Sau khi kết thúc dự án, danh tiếng, uy tín của sản phẩm nem nướng Hữu Lũng sẽ được nâng cao, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế; Thiết lập được kênh tiêu thụ sản phẩm ổn định, đảm bảo đầu ra cho sản phẩm của các nhà sản xuất; Khôi phục và phát triển khu vực sản phẩm nem nướng, góp phần xoá đói, giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, giải quyết công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp trong khu vực nông thôn và góp phần giảm bớt các tệ nạn xã hội; Nâng cao trình độ kỹ thuật, sản xuất cho các tổ chức hợp tác sản xuất cho người dân; quảng bá giới thiệu sản phẩm trên thị trường, quyền lợi được pháp luật bảo vệ; Hệ thống quản lý chất lượng và hệ thống các chỉ tiêu kinh tế, chất lượng thương mại cho sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể cho nem nướng là cơ sở để cho các địa phương, cá nhân tổ chức áp dụng trong hoạt động xây dựng sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể.
* Đối với lĩnh vực KH&CN có liên quan:
Kết quả của đề tài về phương pháp xây dựng hệ thống tổ chức quản lý, thương mại và phát triển giá trị nhãn hiệu tập thể có thể dùng làm tài liệu để tham khảo, áp dụng cho việc xây dựng nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm khác của tỉnh và cả nước; Cung cấp các thông tin, luận cứ khoa học của nhãn hiệu tập thể sản phẩm nem nướng huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. Theo đó có thể tiến hành các nghiên cứu có liên quan như nghiên cứu về nguồn gốc nguyên liêu, quy trình sản xuất, bảo quản…
* Đối với tổ chức chủ trì và các cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu:
Đối với Tổ chức chủ trì dự án: Nâng cao năng lực của cán bộ thực hiện.
Đối với cơ sở Ứng dụng:
Thúc đẩy sản xuất phát triển, hình thành chuỗi giá trị sản xuất, cung ứng khép kín góp phần bảo hộ người sản xuất và người kinh doanh, tăng thu nhập cho người dân; Các địa phương, người sản xuất hoặc tổ chức của người sản xuất sẽ được thụ hưởng kết quả của việc triển khai những quy chế, chính sách do các cơ quan quản lý nhãn hiệu tập thể, người sản xuất sẽ được nâng cao thu nhập.
2.2. Phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu:
Chuyển giao trọn gói kết quả nghiên cứu:
Báo cáo kết quả thực hiện dự án; Bản đồ ranh giới vùng sản xuất nem nướng của huyện Hữu Lũng; Logo, nhãn mác nhận diện sản phẩm; Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nem nướng; Văn bằng của Cục Sở hữu trí tuệ cấp bảo hộ nhãn hiệu tập thể
* Đối tượng chuyển giao: Cơ quan chủ quản dự án; Hội Làm vườn huyện Hữu Lũng.
Nguồn tin: Theo báo cáo đề tài, dự án