Cổng thông tin điện tử tỉnh Lạng Sơn

Sở Khoa học và Công nghệ

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Cơ hội mới trong quản lý sự giao thoa giữa an toàn và an ninh hạt nhân

An toàn hạt nhân và an ninh hạt nhân là hai mặt của cùng một đồng xu: bảo vệ tính mạng, sức khỏe con người và môi trường khỏi tác hại của bức xạ ion hóa. An toàn giải quyết việc ngăn ngừa việc chiếu xạ do tai nạn, trong khi an ninh hạt nhân tập trung vào ngăn chặn việc sử dụng vật liệu hạt nhân và chất phóng xạ cho các hành vi xấu.

An toàn hạt nhân và an ninh hạt nhân là hai mặt của cùng một đồng xu: bảo vệ tính mạng, sức khỏe con người và môi trường khỏi tác hại của bức xạ ion hóa. An toàn giải quyết việc ngăn ngừa việc chiếu xạ do tai nạn, trong khi an ninh hạt nhân tập trung vào ngăn chặn việc sử dụng vật liệu hạt nhân và chất phóng xạ cho các hành vi xấu.

Description: https://www.varans.vn/lib/ckfinder/images/ns-interface-1140x640.jpg

Với mối liên hệ chặt chẽ như vậy, các mục tiêu an ninh và an toàn hạt nhân dễ dàng đạt được nhất khi chúng được thiết kế và thực hiện một cách tích hợp, để chúng ràng buộc nhau thay vì thỏa hiệp lẫn nhau. Trong khi trách nhiệm về an toàn và an ninh hạt nhân trong một quốc gia thuộc về các cơ quan chức năng của quốc gia đó, IAEA thúc đẩy hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này.

Ấn phẩm được phát hành gần đây Giao thoa giữa An toàn Hạt nhân và An ninh Hạt nhân: Các phương pháp tiếp cận và kinh nghiệm quốc gia tóm tắt kinh nghiệm và phương pháp tiếp cận của các Quốc gia Thành viên trong giải quyết việc quản lý hiệu quả sự giao thoa giữa an toàn hạt nhân và an ninh hạt nhân cho các cơ sở và hoạt động liên quan.

Ông Juan Carlos Lentijo, Phó Tổng Giám đốc kiêm Trưởng ban An toàn và An ninh hạt nhân của IAEA cho biết: “Điều tối quan trọng là các chuyên gia an toàn hạt nhân và an ninh hạt nhân phải làm việc cùng nhau để thiết lập các cơ chế mạnh mẽ và phối hợp tốt trong các cơ sở và tổ chức của họ ở cấp quốc gia, để đảm bảo rằng an toàn và an ninh hạt nhân bổ sung cho nhau.

Giao thoa giữa an ninh và an toàn hạt nhân bao gồm nhiều khía cạnh: cơ sở hạ tầng pháp quy; các quy định về kỹ thuật trong thiết kế và xây dựng các cơ sở hạt nhân; kiểm soát việc tiếp cận các cơ sở hạt nhân; phân loại các nguồn phóng xạ; quản lý nguồn phóng xạ và vật liệu phóng xạ, bao gồm cả nhiên liệu đã qua sử dụng và các sản phẩm chất thải phóng xạ; phát hiện và thu hồi các nguồn không được kiểm soát; và chuẩn bị và ứng phó khẩn cấp. Việc tích hợp rất sớm an toàn hạt nhân với an ninh hạt nhân vào thiết kế của một cơ sở hạt nhân tạo cơ hội để giải quyết sự giao thoa và có khả năng ngăn ngừa các vấn đề về mặt kết cấu.
Ấn phẩm thu hút sự chú ý và cung cấp hiểu biết tốt hơn về các yếu tố quan trọng của sự giao thoa này và nêu bật những thách thức, cơ hội và thực tiễn tốt để quản lý hiệu quả khi lập kế hoạch và thực hiện các chương trình và hoạt động khác nhau trong lĩnh vực hạt nhân.

Có một loạt các cách tiếp cận khác nhau để quản lý sự giao thoa cụ thể này với mục đích nâng cao cho cả hai lĩnh vực. Ở một số quốc gia, trách nhiệm quản lý an toàn hạt nhân và an ninh hạt nhân nằm trong cùng một tổ chức. Các biện pháp an toàn hạt nhân và an ninh hạt nhân được thiết kế và thực hiện một cách tích hợp, và chuyên môn về an toàn hạt nhân và an ninh hạt nhân được sử dụng để soạn thảo tất cả các hướng dẫn. Cách tiếp cận “một tổ chức - một văn hóa”, cho phép các vấn đề an toàn và an ninh hạt nhân được tính đến trong mọi quá trình ra quyết định và có thể tận dụng lợi thế của sự hiệp đồng và tránh những tác động bất lợi của các quy định xung đột.

Elena Bulgova, Trưởng phòng An ninh Hạt nhân của IAEA cho biết: “Sự phối hợp hiệu quả giữa sự lãnh đạo về an toàn và an ninh có tầm quan trọng đặc biệt để vượt qua các lợi ích thường cạnh tranh của cả hai ngành. Ấn phẩm mới này thể hiện sự đồng thuận đạt được giữa các bên chủ chốt có liên quan của chúng tôi.”
Một số quốc gia có khái niệm rộng hơn nhiều về 'an ninh hạt nhân quốc gia', trong đó an toàn hạt nhân liên quan đến các thực thể cụ thể như cơ quan quản lý, tổ chức hỗ trợ kỹ thuật và đơn vị được cấp phép, và các cơ quan khác có thể tham gia vào an ninh hạt nhân, ví dụ cơ quan về an ninh hạt nhân , lực lượng an ninh, cơ quan tình báo, Bộ ngoại giao và Bộ quốc phòng.

Dominique Delattre, Trưởng bộ phận Tiêu chuẩn An toàn của IAEA cho biết: “Dưới một cơ cấu tổ chức như vậy, sự phối hợp thậm chí còn quan trọng hơn và ấn phẩm này sẽ là nền tảng để phát triển một cách tiếp cận nhằm nâng cao sự hỗ trợ của IAEA đối với các Quốc gia Thành viên trong lĩnh vực quan trọng này. Đây đánh dấu sự khởi đầu của một loạt các ấn phẩm để chia sẻ kinh nghiệm sâu rộng về cách giải quyết tốt nhất sự giao thoa này.”

Theo: IAEA


Nguồn:sokhcn.langson.gov.vn Sao chép liên kết