Cổng thông tin điện tử tỉnh Lạng Sơn

Sở Khoa học và Công nghệ

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Kỹ thuật chăn nuôi gà 6 ngón thả vườn

Quy trình kỹ thuật này là sản phẩm kết quả nghiên cứu của Dự án KHCN cấp tỉnh: "Xây dựng mô hình chăn nuôi gà 6 ngón Mẫu Sơn tại tỉnh Lạng Sơn". Cơ quan chủ trì dự án & xây dựng quy trình kỹ thuật: Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tỉnh Lạng Sơn.

 

Mô hình chăn nuôi Gà 6 ngón

Gà 6 ngón của người Dao Mẫu Sơn là một giống gà có tầm vóc trung bình, có màu lông đa dạng, có sức sinh trưởng và sinh sản tương đương các giống gà nội địa khác nhưng đặc biệt thích ứng với điều kiện chăn nuôi ở vùng núi cao Mẫu Sơn và các vùng núi cao khác trong tỉnh Lạng Sơn. Gà 6 ngón là giống gà quý với chất lượng thịt thơm ngon, là đặc sản của khu du lịch Mẫu Sơn của tỉnh Lạng Sơn, đây là gống gà có giá trị kinh tế lớn do giá thành luôn cao gấp 2-3 lần so với các giống gà khác. Hiện nay giống gà này còn hiếm, số lượng ít. Ở các hộ nông dân, gà 6 ngón được nuôi theo quy mô hộ gia đình, thả chung với các loại gia cầm khác, do vậy giống bị pha tạp, nên tính trạng 6 ngón dần dần bị thái hóa. Do đó, cần thiết phải xây dựng một quy trình kỹ thuật chăn nuôi, nhân giống và phát triển giống gà này nhằm mang lợi ích thiết thực cho nông dân, góp phần nâng cao thu nhập, quảng bá du lịch ẩm thực, gia tăng chủng loại giống gà quý, có chất lượng cao.

Quy trình kỹ thuật này là sản phẩm kết quả nghiên cứu của Dự án KHCN cấp tỉnh: "Xây dựng mô hình chăn nuôi gà 6 ngón Mẫu Sơn tại tỉnh Lạng Sơn". Cơ quan chủ trì dự án & xây dựng quy trình kỹ thuật: Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tỉnh Lạng Sơn.

I. Chuẩn bị chuồng trại nuôi gà sinh sản:

Chuồng phải cao ráo, thoáng mát. Chiều cao từ nền chuồng đến mái là 3m.

Tường bao quanh chuồng xây bằng gạch khoảng 70 cm. Tường ngăn giữa các ô khoảng 50 cm. Phía trên được quây bằng lưới thép để tạo thông thoáng, tránh ẩm thấp cho nền chuồng.

Trước khi nuôi gà, sát trùng chuồng trại bằng vôi hoặc các thuốc sát trùng khác. Chú ý để trống chuồng trước khi nuôi từ 15-20 ngày.

- Ngoài ra, chuồng gà còn được bố trí rèm che bên ngoài lưới thép để giữ nhiệt độ chuồng nuôi và tránh gió lùa vào mùa đông. Với mùa hè, bà con kéo rèm che ra để tạo độ thoáng mát cho gà, giúp gà phát triển tốt hơn.  

Chọn giống

II. Chọn giống:

- Chọn gà con nhanh nhẹn, mắt sáng, lông mượt xếp sát vào thân, bụng phát triển mềm mại.

- Tránh chọn những con gà khô chân, vẹo mỏ, khoèo chân, hở rốn, xệ bụng, lỗ huyệt bết lông, cánh xệ, có vòng thâm đen quanh rốn.

III. Mật độ nuôi:

- Chuồng nuôi hở cần bảo đảm mật độ như sau: 4 - 5 gà/m2 nền.

- Chuồng nuôi kín: 5 - 6 gà/m2 nền.

IV. Thức ăn cho gà:

-  Sử dụng thức ăn sao cho đảm bảo các thành phần: Năng lượng, đạm, khoáng và Vitamine. Khống chế lượng thức ăn và đảm bảo chất lượng thức ăn đối với gà hậu bị để gà không bị quá béo làm giảm sản lượng trứng.

Sau giai đoạn úm có thể cho gà ăn thêm rau xanh.

- Nước uống phải sạch và đầy đủ cho gà uống.

V. Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng:

* Giai đoạn gà con (Gà 0-9 tuần tuổi)

<a target=https://lh3.googleusercontent.com/WnULUGw1gxI1L72_TM_oMslg6hYslGDuQ4rL3…" data-entity-type="" data-entity-uuid="" src="https://lh3.googleusercontent.com/WnULUGw1gxI1L72_TM_oMslg6hYslGDuQ4rL3…" style="width:370px; height:209px" />

Quây úm gà

- Quây úm gà: Với quây sử dụng cho 100 con gà, làm quây có đường kính 2m, đảm bảo mật độ nuôi từ 15-20 con/m2, sử dụng 2 bóng đèn 60w để giữ nhiệt. Sau khi thắp điện được khoảng 2 tiếng, nhiệt độ trong quây đã ổn định, bắt đầu cho gà con vào quây úm.

* Yêu cầu nhiệt độ chuồng nuôi:

Ngày tuổi

Nhiệt độ trong quây (oC)

Nhiệt độ trong chuồng (oC)

1- 3

31 - 32

27 - 30

4 – 7

30 - 31

27 - 30

8 – 14

29 - 30

26 - 28

15 – 21

26 - 28

24 - 26

22 – 28

24 - 26

22 - 24

> 28

23 - 24

20 - 22

- Máng ăn, máng uống: Đối với gà con mới nở, có thể sử dụng máng ăn  có kích thước rộng: 40cm, dài: 60 cm, cao 2-3 cm. Khi gà lớn hơn có thể dùng 2 máng. Máng uống có dạng hình tròn, bằng nhựa. Đưa gà vào chuồng úm, ngày đầu cho gà uống nước pha  Vitamin C, ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 cho gà uống nước pha Vitamine B1.

Về vị trí của máng ăn, máng uống, đặt xen kẽ nhau để gà, dễ dàng tìm được thức ăn và nước uống trong quá trình ăn. Máng ăn, máng uống nên được đặt sát chân quây, vừa tạo khu ăn uống riêng với khu gà nghỉ cách xa nhau, để tránh rơi vãi thức ăn, nước uống ra khắp bề  mặt quây.

- Thức ăn: có thể dùng cám công nghiệp ăn thẳng cho gà ăn tự do. Một ngày đêm cho gà ăn 6 - 8 lượt để thức ăn luôn mới thơm, không bị ôi. Đây cũng là một cách để kích thích tính thèm ăn của gà, đồng thời tránh được sự rơi vãi, lãng phí thức ăn. Cần thường xuyên quan sát gà để điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp cho gà.

- Nhiệt độ: Gà con bật đèn 24/24 giờ trong 3 tuần đầu. Sau 4-6 tuần, giảm dần còn 16 giờ. Tuần thứ 7 đến tuần thứ 9, tận dụng ánh sáng tự nhiên.

Trong giai đoạn gà còn nhỏ, cần chú ý theo dõi: nếu nhiệt độ đủ ấm, gà sẽ nằm rải đều từng tốp từ 3 – 5 con, khi thiếu nhiệt, gà sẽ dồn đống lên nhau. Nếu thừa nhiệt, gà sẽ tản xa nguồn nhiệt, nháo nhác và khát nước. Vì vậy phải chú ý để có cách xử lý kịp thời.  

*  Giai đoạn gà giò ( Gà từ 10-19 tuần tuổi)

<a target=https://lh6.googleusercontent.com/3dqtOcTRiH5HYkj4QI7NB1MpusC44pux70JHc…" data-entity-type="" data-entity-uuid="" src="https://lh6.googleusercontent.com/3dqtOcTRiH5HYkj4QI7NB1MpusC44pux70JHc…" style="width:395px; height:204px" />

Gà từ 10-19 tuần tuổi

- Mật độ nuôi: 7-8 con/m2. Máng ăn, máng uống:

- Thường sử dụng máng tròn bằng nhựa để thuận lợi cho gà khi ăn. Máng ăn được treo lên cẩn thận để gà không làm đổ thức ăn.

Máng nước uống cho gà đặt vào góc chuồng. Như vậy, nếu nước bị đổ cũng sẽ hạn chế làm ướt chuồng, ảnh hưởng đến vệ sinh chuồng nuôi. Chất độn chuồng(trấu, phoi bào): Mùa hè, chất độn chuồng dày 3cm, mùa đông, chất độn chuộng dày 5 cm. Ánh sáng: Cho ánh sáng tự nhiên.    

Thức ăn: Giai đoạn gà giò rất gần với gà sinh sản. Nên cho gà giò ăn hạn chế với thức ăn có mức dinh dưỡng thấp tránh để gà béo sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà sau này.

Các loại thức ăn dành cho gà giò: ngô, thóc, cám đậm đặc, bột cá nhạt, bột khoáng.

– Phối trộn thức ăn: Với 10 kg thức ăn:  5 kg bột ngô+ 3 kg thóc+ 1,9 kg đậm đặc+ 0.1 kg bột cá nhạt.  bột khoáng. Riêng với bột khoáng bổ xung 0,01kg trộn vào bột ngô trước để được đều trước khi đem trộn với các loại thức ăn khác.

<a target=https://lh4.googleusercontent.com/e8rxGS6m3Rkcu24Ogw1NlM-6O2iNXtPANG1NI…" data-entity-type="" data-entity-uuid="" src="https://lh4.googleusercontent.com/e8rxGS6m3Rkcu24Ogw1NlM-6O2iNXtPANG1NI…" style="width:377px; height:226px" />

Phối trộn thức ăn cho gà

Khối lượng thức ăn: Trong cả giai đoạn gà giò, khối lượng thức ăn là 3.75 kg thức ăn/con, dựa vào để cho khối lượng thức ăn phù hợp

 - Thời gian cho ăn: Một ngày cho gà ăn 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều.

   - Để cho đàn gà đồng đều khi cho ăn, cần đảm bảo 10-12con/ máng tròn.

 - Trong giai đoạn này cần lưu ý, gà có thể xuất hiện hiện tượng mổ cắn nhau. Những con bị mổ bà con phải nhốt riêng và dùng Xanhmetylen bôi vào vết thương. Vì gà thường thích màu đỏ và mùi tanh nên khi bôi Xanhmetylen như vậy sẽ tránh không bị những con gà khác tiếp tục mổ và vết thương cũng không bị nhiễm trùng.

* Giai đoạn gà sinh sản chọn gà mái sinh sản:

Gà có bộ lông mượt, 2 cánh sát vào thân, mào tích phát triển tương đối.  Khối lượng gà mái trung bình khoảng 1600g đến 1700g. Chất độn chuồng: Dày từ 8-10 cm để  luôn đảm bảo sự khô ráo cho nền chuồng. Ngoài ra, gà không chỉ đẻ trong ổ mà gà còn đẻ rải rác trên nền chuồng, với chất độn dày như vậy, trứng gà sẽ không bị vỡ.

Ổ đẻ: được bố trí ở nơi mát mẻ, thường là ở gần chân tường, như vậy vừa không tốn diện tích chuồng, vừa không ảnh hưởng đến khu vực để thức ăn, nước uống cho gà. Ổ đẻ được làm bằng gỗ, thường được chia thành các ô. Chiều sâu khoảng 40 cm, chiều rộng 30 cm, chiều cao 40 cm. Trong ổ đẻ, đổ trấu hoặc phoi bào mới dày khoảng 10-12 cm.

Thức ăn, nước uống: Từ giai đoạn gà giò chuyển sang gà đẻ, lượng thức ăn phải được thay đổi 1 cách từ từ để gà kịp thời làm quen với khẩu phần ăn mới. Cách phối trộn thức ăn: Với 10kg thức ăn: 4.0 kg bột ngô+3,5 kg thóc+2.3 kg cám đậm đặc dành cho gà sinh sản + 0.2 bột cá + Vitamin, chất khoáng.

Với gà đẻ cũng cho ăn 2 lần một ngày. Số lượng thức ăn cho mỗi kg gà khoảng 2 lạng/ngày. Về nước uống cho gà, phải đảm bảo thường xuyên đủ và sạch. Mỗi ngày bà con thay nước 2-3 lần. Khi gà đẻ đạt đỉnh cao, cần bổ sung các loại vitamin vào nước uống. Việc bổ sung vitamin vừa giúp gà khỏe mạnh, đẻ trứng đều vừa tăng sức đề kháng cho gà tránh được dịch bệnh.

* Thu trứng: Trong giai đoạn gà sinh sản. Mỗi ngày cần chú ý thu trứng từ 3-4 lần để đảm bảo trứng sạch và tránh bị dập vỡ. Sau khi thu trứng xong, đưa trứng vào khay để trứng không bị va đập. Với trứng gà chọn làm giống, cần phải chọn lựa thật kỹ để đảm bảo tỷ lệ trứng nở cao.Quả trứng đạt tiêu chuẩn là trứng có kích thước vừa với phẩm giống. Trứng không đạt tiêu chuẩn thì nhỏ, và dài hơn so với phẩm giống.  

* Giai đoạn đẻ trứng

- Gà từ 20 tuần tuổi: Sử dụng cám Con Cò C210, pha trộn theo tỷ lệ sau: Cứ 100 kg cám hỗn phối trộn trộn có 34 kg thóc, 34 kg bột ngô, 30 kg cám có C210, 2 kg bột cá nhạt.

- Gà trên 40 tuần tuổi sử dụng cám hỗn hợp trộn theo tỷ lệ pha trộn như sau : Cứ 100kg? cám hỗn hợp trộn có 25 kg cám Con Cò C21 0, 40kg bột ngô, 35 kh thóc. Cho gà ăn 2 lần trong ngày: Lần 1: 75% http://traigiongthuha.com/ky-thuat-nuoi-ga-tin-tuc.html">thức ăn vào buổi sáng, lần 2-3 lần 25% vào buổi chiều.

* Chống nóng cho gà

Gà đẻ chịu nóng rất kém. Về mùa hè, nếu nhiệt độ chuồng nuôi lớn hơn 34 0C gà có thể bị chết nóng, tỷ lệ đẻ của đàn gà giảm xuống rất nhanh. Cần áp dụng biện pháp chống nóng kịp thời cho đàn gà đẻ như sau: ngay từ sáng sớm cần pha vitamin C, chất điện giải …vào nước cho gà uống; cho gà ăn vào ban đêm hoặc sáng sớm; dùng quạt thông gió và phun nước lên mái nhà; khi gà ăn giảm 5-10% lượng thức ăn hằng ngày.

VI.  Xử lý gà Ấp bóng:

Những trường hợp sau là nguyên nhân tạo cho gà ấp bóng: http://traigiongthuha.com/ky-thuat-nuoi-ga-tin-tuc.html">Nhiệt độ cao, thông gió kém, quá ít ổ đẻ, đẻ trứng dưới nền, không thường xuyên nhặt trứng trong ổ đẻ. Chất lượng http://traigiongthuha.com/ky-thuat-nuoi-ga-tin-tuc.html">thức ăn kém, gà hấp thu http://traigiongthuha.com/ky-thuat-nuoi-ga-tin-tuc.html">thức ăn thấp, nước uống không hợp lý (máng uống đặt quá xa). Có thể cai ấp bóng bằng cách tách riêng gà ấp bóng, tăng cường http://traigiongthuha.com/che-bien-mon-an-tin-tuc.html">dinh dưỡng và nước uống, chế độ chiếu sáng không thay đổi.

Kinh nghiệm dân gian còn buộc chân gà thẳng đứng hoặc thỉnh thoảng tắm cho gà ...

Hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc gà

VII. Vệ sinh phòng bệnh:

Để thực hiện công tác vệ sinh phòng bệnh trong http://vietq.vn/ky-thuat-chan-nuoi-cham-soc-ga-tha-vuon-d73610.html">kỹ thuật chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học, người chăn nuôi cần hiểu rõ những nguyên nhân gây bệnh cho gà như: Gia cầm non, gia cầm bị suy yếu, giống mẫn cảm với bệnh. Bên cạnh đó, thức ăn không cân bằng dinh dưỡng dễ làm con vật mắc bệnh. Nước uống, không khí, nhiệt độ... 

Trong kỹ thuật chăn nuôi gà thả vườn, công tác vệ sinh phòng bệnh là một công đoạn rất quan trọng góp phần quyết định chất lượng gà.

Mỗi con vật đều có một hàng rào cơ học để tự bảo vệ cơ thể. Tuy nhiên, người nuôi có thể tăng thêm sức đề kháng cho gà bằng cách tiêm các loại vaccine phòng bệnh (sức đề kháng chủ động).

Để có thể phòng bệnh cho gà, cần chuẩn bị thức ăn tốt, nước sạch, nên chọn con giống có khả năng chống đỡ với bệnh tật cao. Giữ gìn vệ sinh chuồng nuôi, phát quang quanh khu chuồng nuôi. Chú ý thực hiện tốt quy trình thú y về vệ sinh phòng bệnh.

Phòng bằng Vaccine

Áp dụng nghiêm ngặt lịch phòng vaccine tuỳ theo từng địa phương. Ngoài ra, dùng kháng sinh phòng một số bệnh do vi trùng, đặc biệt đối với gà thả nền thì cần phải phòng bệnh cầu trùng khi cho xuống nền và thả vườn.

 

Tuổi

Loại Vaxin

Phòng bệnh

Cách làm

1 ngày

Marek

Marek

Trại ấp

4 ngày

Lasota lần I, Đậu

Newcatle. Đậu

Nhỏ mắt, mũi, chích màng cánh

7 ngày

Gumboro lần I

Gumboro

Nhỏ miệng,

10 ngày

Lasota lần II

Newcatle. VPQTN

- Nhỏ mắt, mũi

21 ngày

Gumboro lần II

Gumboro

Nhỏ miệng

40 ngày

Tụ huyết trùng

Tụ huyết trùng

Tiêm dưới da cổ hoặc da ức, liều 0,5 ml/con.

60 ngày tuổi

Niu - cát- xơn (chủng M ) + IB

Newcatle. Viêm phế quản truyền nhiễm

Tiêm dưới da cổ hoặc cơ ngực, liều 0,5ml/con. 

15 tuần

ND + IB + EDS

Viêm phế quản truyền nhiễm, Hội chứng giảm đẻ

Tiêm bắp

Chú ý: Tùy từng vùng người nuôi có quy trình chủng ngừa phù hợp. Trong quá trình nuôi nếu đến lịch chủng ngừa mà gà có biểu hiện bệnh thì không chủng mà phải điều trị cho gà khỏi hẳn thì mới chủng ngừa, nếu gà đang bị bệnh mà chủng ngừa thì gà sẽ bệnh nặng thêm và hiệu lực của vaccine cũng giảm.

Lưu ý:  khi dùng vaccine phòng bệnh: Chỉ dùng khi đàn gia cầm khỏe, nên lắc kỹ vaccine trước và trong khi dùng, vaccine mở ra chỉ sử dụng trong ngày, dư phải hủy bỏ. Bên cạnh đó, cần dùng vitamin để tăng bồi dưỡng cho gia cầm.

Phòng bằng thuốc

Nếu gà mắc bệnh ở đường tiêu hóa, bà con có thể sử dụng các loại thuốc như: HanEba, Tylosin, Colistin… Gặp bệnh đường hô hấp thì nên dùng Tylosin, Ampicoli,... Chú ý, không dùng một loại kháng sinh liên tiếp trong các liệu trình. Mỗi liệu trình phòng bệnh khoảng 3-5 ngày là đủ.

Hướng dẫn kỹ thuật phòng bệnh

IX. Một số bệnh thường gặp ở gà:

1.  Bệnh cầu trùng:

- Là bệnh phổ biến gây thiệt hại cho các đàn gà không nhỏ vì khí hậu nước ta nóng ẩm là điều kiện cho loại cầu trùng phát triển. Đối với gà thả vườn môi trường tiếp xúc rộng càng dễ nhiễm bệnh này.

a. Nguyên nhân:

Bệnh lan truyền do gà ăn phải thức ăn, uống nước có lẫn các noãn bào. Bệnh dễ lây truyền từ chuồng này sang chuồng khác, nơi này sang nơi khác do người ta, súc vật… vô tình mang các noãn bào này đi xa. Tốc độ sinh sản nhanh của các cầu trùng khiến bệnh dễ bộc phát.

Bệnh cầu trùng thường làm tăng tỷ lệ tử vong cho gà nhỏ, gà phát triển chậm, yếu, dễ bị bội nhiễm các bệnh khác.

Mức độ gây bệnh tùy thuộc vào phương thức nuôi, nuôi trên sàn lưới ít mắc bệnh hơn nuôi trên nền.

b. Triệu chứng:

Gà ủ rũ, xù lông, chậm chạp, phân đỏ hoặc sáp nhiều khi có máu tươi. Gà đẻ vỏ trứng mỏng, tỷ lệ đẻ giảm.

c. Bệnh tích: 

Manh tràng sưng to, chân đầy máu. Ruột sưng to. Trong đường tiêu hóa có dịch nhầy và máu.

d. Phòng bệnh: 

Vệ sinh phòng bệnh chặt chẽ, đặc biệt không để nền chuồng, chất đọng làm chuồng ẩm ướt.

Dùng thuốc trộn vào thức ăn hay pha nước uống cho gà.

Sử dụng một trong các loại thuốc sau (dùng trong 3 ngày)

Anticoc 1gr/1 lít nước

Baycoc 1ml/1 lít nước.

e. Trị bệnh:

Tăng liều gấp đôi liều phòng.

2. Bệnh Niu-cát-xơn (Newcastle)

Còn gọi là bệnh Tân thành gà, bệnh gà rù là bệnh truyền nhiễm lây lan rất nhanh. Bệnh do siêu vi trùng (virus) Gà khoẻ bị lây bệnh từ gà ốm qua đường hô hấp thở không khí), đường tiêu hoá (ăn thức ăn, nước uống nhiễm virus), còn lây qua dụng cụ, người chăn nuôi, gia súc, gia cầm khác bị nhiễm virus.

Thời gian ủ bệnh từ 2-14 ngày. Gà bệnh thường biểu hiện ở 3 thể hoặc 1-2 trong 3 thể triệu chứng hô hấp, tiêu hoá, thần kinh: ủ rũ, kém ăn, ho, hắt hơi chảy nước mũi, thở khò khè đứt quãng, thở khó. Gà ỉa chảy, phân có nước loãng trắng như vôi, cơ run, liệt co giật từng lúc, bước đi không phối hợp giữa đầu và cổ, có con đầu ngoẹo ra sau, thân lệch sang bên, cuối đợt dịch những gà sống sót vẫn còn di chứng vẹo đầu, chạy vòng quanh. Tất cả các loại gà đều có thể nhiễm bệnh. Trường hợp nặng bệnh làm chết đến 100% gà.

Gà ốm chết mổ ra thấy xuất huyết có đọng dịch nhầy đục, có khi lẫn máu ở xoang mũi, khí quản, phổi. Dạ dày tuyến (mề tuyến) xuất huyết ở các ống tiết dịch làm thành vệt. ở niêm mạc ruột, van hồi manh tràng bị xuất huyết có gờ nổi lên. Trực tràng, hậu môn ướt đều xuất huyết. Các bộ phận khác cũng bị xuất huyết: Tim, mỡ, màng treo ống dẫn trứng, buồng trứng... ở gà đẻ bị bệnh, trứng non rụng ra khoang bụng, vỡ ra làm viêm phúc mạc - gà có thể không sống được.

Chăm sóc gà

Phòng bệnh: Bệnh Newcatsle đến nay không có thuốc trị, mà chỉ có phòng trong đó vệ sinh thú y và tiêm phòng vacxin đầy đủ có thể đảm bảo an toàn dịch bệnh.

Cụ thể: Cách ly tốt đàn gà, trại gà;  Thực hiện tốt quy trình nuôi dưỡng, vệ sinh chuồng gà vàtrại;  Tiêm phòng kịp thời và đầy đủ theo lịch hướng dẫn cho đàn gà nuôi để đẻ.  

Sau đó có điều kiện thì cứ 3 tháng kiểm tra hàm lượng kháng thể 1 lần, nếu độ miễn dịch thấp thì tiêm phòng bổ sung tiếp Newcastle hệ I.

3. Bệnh tụ huyết trùng:

- Là bệnh truyền nhiễm lây lan cấp tính hay mãn tính ở gia cầm do vi khuẩn  gây ra. Vi khuẩn này tồn tại trong thiên nhiên nhất là các vùng ao tù, ngòi lạch nước đọng, có khi ngay cả trong cơ thể gia cầm khoẻ mạnh, đặc biệt là gia cầm nuôi thả như gà Ri . . . khi sức đề kháng của gà bị giảm thì bệnh phát sinh.

Gà bị bệnh do thả chung đàn gà khoẻ có gà ốm tiếp xúc, thức ăn, nước uống nhiễm mầm bệnh, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gà qua các vết xước ở da. Gà bị bệnh ở 3 mức độ (3 thể) :

- Thể quá cấp tính (ác tính) gà chết đột ngột không kịp thể hiên triệu chứng gì. Có khi gà đang ăn, đang ấp lăn ra chết, chỉ kịp giãy đập vài cái và kêu "quắc"

- Thể cấp tính: Gà ủ rũ, sốt, bỏ ăn, xù lông, chậm chạp mào tích xanh tím, miệng có dãi, nhớt đục, sùi bọt, thở khò khè, phân loãng màu nhạt, sau chuyển màu xanh sẫm có lẫn dịch nhầy. . . Gà chết sau 24-72 giờ do kiệt sức, ngạt thở, tỷ lệ chết cao lên đến trên 50%. ở gà có hiện tượng liệt duỗi thẳng chân.

- Thể mãn tính: Gà ỉa chảy kéo dài, gầy, có khi bị sưng khớp, què, đẻ kém, tích sưng to còn gọi là bệnh tích sưng... Có hiện lượng khó thở có tiếng ran ở khí quản.

Bệnh tích ở thể cấp tính cho thấy có hiện tượng tắc rối loạn tuần hoàn ở gà bệnh, xung huyết nội tạng, xuất huyết từng đám ở cổ, đầu tim, thanh mạc phổi, mỡ bụng, niêm mạc ruột. Viêm màng bao tim. Gan sưng màu nâu vàng.

Phòng và chữa bệnh: Đối với bệnh tụ huyết trùng, phòng là biện pháp tích cực, hiệu quả nhất. Cách phòng tốt nhất là không đưa gà, vịt, ngan lạ về nuôi hoặc giết mổ trong khu chuồng trại chăn nuôi. Nếu mua giống về nuôi phải chọn nơi an toàn dịch, đưu gà về nhốt riêng 7-10 ngày sau khoẻ mạnh mới thả chung vào đàn.

4. Bệnh Marek:

Là bệnh truyền nhiễm lây lan cấp tính hoặc mãn tính do virus . Virus có thể tồn tại lâu trong đệm lót, bụi bặm ở chuồng gà bệnh đến 16 tuần. Virus có ở các lỗ chân lông, bám vào vỏ trứng, được thải ở phân gà. Gà ốm truyền bệnh cho gà khoẻ trực tiếp tiếp xúc, hoặc qua đường hô hấp, qua vật thải, lông, dót, vỏ trứng, phân... Tuổi gà mẫn cảm với bệnh Marek. từ 4-20 tuần.

Có 2 dạng bệnh:

- Marek dạng cổ điển (mãn tính) thường gây ở gà lớn 3-4 tháng tuổi, thể hiện phổ biến là gà đẻ không vững dẫn đến què (liệt) 1 hay 2 chân và cánh, trường hợp nặng cả 2 chân đều liệt, một chân choãi ra đằng trước, một chân choãi ra đằng sau (hình com pa), nếu thần kinh cổ bị nhiễm thì gục đầu xuống hoặc vẹo cổ ra đằng sau. Một số gà bị viêm thần kinh mắt, ở gà lớn 9 tháng tuổi trở lên, thuỷ tinh thể bị đục, không tròn, có con bị biến dạng ra hình răng cưa, không nhìn thấy nên không ăn được, gầy, yếu, kiệt sức, chết.

- Marek dạng nội tạng (cấp tính) thường ở gà con 6- 16 tuần tuổi, khối u phát triển ở hầu hết các cơ quan nội tạng như gan, lách, thận, dạ dày tuyến, ruột, buồng trứng, màng treo ruột, da, tim, túi fabricius....

Gà ốm bị kiệt sức nhanh, ỉa chảy, chết nhanh. Mổ gà ốm thấy khối u ở nội tạng, có cơ quan nội tạng to lên gấp 2-3 lần, nhất là lách và gan (nên nhiều người quen gọi nôm na là "bệnh to gan"), tỷ lệ chết 5-60%.

- Phòng bệnh Marek chính là thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp vệ sinh phòng bệnh thú y, chăm sóc nuôi dưỡng tốt. Hàng ngày quét, nhặt thu dọn lông và đốt hết vì virus tồn tại lâu trong chân lông. Tiêm phòng vacxin Marek cho gà con lúc mới nở ngay tại trạm ấp. Không nuôi gà lớn, gà con lẫn lộn. Bệnh Marek chưa có thuốc chữa trị đặc hiệu.

5. Bệnh đầu đen:

Là bệnh ký sinh trùng do đơn bào Histomonas Meleagridis gây ra trên https://vi.wikipedia.org/wiki/G%C3%A0">, phổ biến hơn là https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%8D_G%C3%A0_t%C3%A2y">gà tây, còn gọi là bệnh viêm gan ruột truyền nhiễm, bệnh kén ruột thừa xảy ra. Gà mắc bệnh khi ăn phải trứng https://vi.wikipedia.org/wiki/Giun_kim">giun kim có chứa https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Histomonas&action=edit&redli…">Histomonas. Đây là bệnh lây lan nhanh, gây thiệt hại lớn trong sản xuất chăn nuôi gia cầm

Đặc điểm dịch tễ:

- Gà từ 2 - 3 tuần tuổi đến 3 - 4 tháng dễ bị bệnh nhất, nhưng gà lớn hơn vẫn có thể bị bệnh.

- Bệnh thường nổ ra vào những tháng nóng ẩm cuối xuân, hè và đầu thu, nhưng gà lớn bệnh nổ ra cả trong mùa đông.

- Tất cả các loại giống gà đều có thể mắc bệnh, gà tây mẫn cảm nhất.

Triệu chứng:

- Gà đột nhiên sốt rất cao 43 - 44 độ C, nhưng lại cảm thấy rét nên đứng im, rụt cổ, dạng rộng chân, mắt nhắm nghiền, xù lông và run rẩy. Nhiều gà giấu đầu vào nách cánh, tìm chỗ đứng có ánh sáng mặt trời hoặc dưới bóng điện để sưởi.

- Giảm ăn, uống nhiều nước, tiêu chảy phân loãng vàng trắng hoặc vàng xanh. Khi sắp chết thì bỏ ăn, mào thâm tím.

- Mào thâm tím, da mép và da vùng đầu xanh xám thậm chí xanh đen, nên bệnh có tên là bệnh đầu đen.

- Bệnh kéo dài 10 - 20 ngày nên gà rất gầy. Trước khi chết thân nhiệt gà giảm xuống tới 39 - 38 độ C.

- Gà bệnh chết rải rác và thường chết về ban đêm, mức độ chết không ồ ạt nhưng sự chết kéo dài lê thê, gây cho người chăn nuôi cảm giác bệnh không nguy hiểm lắm. Thực chất cuối cùng gà chết đến 85 - 95%.

Điều trị bệnh:

Bệnh đầu đen dễ dàng được điều trị khỏi bằng một trong các phác đồ sau:

Phác đồ 1: Phải tiến hành đồng thời hai việc sau đây cùng một lúc:

- Tiêm bắp vào nách cánh T.Avibrasin 1 ml/5 kg gà/lần/ngày x 3 ngày.

- Cho uống T. cúm gia súc 20 gr, Hepaton hoặc T. Flox.C 20 gr, bổ gan TA.Sorbitol + B12 là 40 gr, Gluco.K.C.B2 là 100 gr.

Các loại thuốc trên pha vào 15 - 20 lít nước cho 100 kg gà uống cả ngày, dùng liên tục 4 ngày là khỏi.

Bước 2: Cho uống T. cúm gia súc 2 gr, T. Coryzin 1,5 - 2 gr, Super Vitamin 2g. Cả 3 loại trên pha vào 1 lít nước cho gà uống liên tục 3 - 4 ngày đêm là khỏi.

Phác đồ 2: Làm 2 việc sau đây cùng một lúc:

- Tiêm bắp Macavet hoặc Flodovet 1 ml/7 kg P/lần/ngày x 3 ngày.

- Cho uống: T. cúm gia súc 20 gr, Hepaton hoặc Anti-protozon hoặc Anti-CRD.LA 20 gr, bổ gan - thận - lách. TA 40 gr, Gluco.C 100 gr.

4 loại thuốc trên pha chung vào 15 - 20 lít nước cho 100 kg gà uống trong 1 ngày, dùng 4 ngày là khỏi.

Phác đồ 3: Dành cho những đàn gà có số lượng quá ít.

- Hepaton hoặc Anti - CRD.LA 15 gr.

- T. Flox.C 15 gr.

- T. cúm gia súc hoặc Anti-Gum 20 gr.

- Bổ gan - lách - thận TA 40 gr.

4 loại thuốc trên pha chung vào 15 - 20 lít nước hoặc cho 100 kg gà uống cả ngày, dùng liên tục 4 ngày là khỏi.

 

Post type
Hot

Nguồn:sokhcn.langson.gov.vn Sao chép liên kết