Xây dựng nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm rau của các xã Tân Liên, Gia Cát thuộc huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn
Chủ nhiệm đề tài: KS. Lành T. Minh Huyền
Đơn vị thực hiện: Phòng NN & PTNT huyện Cao Lộc
Thời gian thực hiện: 2017 - 2019
Lĩnh vực nghiên cứu: Nông nghiệp
1. Mục tiêu
Dự án xây dựng NHTT Cao Lộc cho sản phẩm quả Rau Tân Liên – Gia Cát của huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn hướng tới hai mục tiêu chính sau:
Thiết lập cơ chế bảo hộ, quản lý và khai thác nhãn hiệu tập thể Cao Lộc cho cây Rau nhằm nâng cao giá trị, danh tiếng của sản phẩm bản địa mang nhãn hiệu tập thể trên thị trường; Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho cộng đồng người dân vùng trồng Rau huyện Cao Lộc trong việc sử dụng nhãn hiệu tập thể, chống các hành vi xâm phạm quyền; Góp phần đảm bảo đời sống cho người sản xuất và giữ gìn, phát huy các giá trị kinh tế, xã hội của sản phẩm Rau cho huyện Cao Lộc.
Mục tiêu cụ thể của dự án “Xây dựng nhãn hiệu tập thể Cao Lộc cho sản phẩm Rau Tân Liên – Gia Cát của huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn” nhằm xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm quả Rau; xây dựng cơ chế và mô hình quản lý, vận hành đối với NHTT này để từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế của sản phẩm có NHTT. Cụ thể:
Xác lập quyền đối với nhãn hiệu tập thể Cao Lộc cho sản phẩm quả Rau của huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn; Thiết lập và vận hành mô hình, cơ chế quản lý nhãn hiệu tập thể Cao Lộc cho sản phẩm quả Rau trên thực tế; Nâng cao giá trị kinh tế cho sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể, tạo lập và phát triển các kênh thương mại nhằm đảm bảo tính ổn định của đầu ra cho sản phẩm.
Thực hiện dự án xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể Cao Lộc cho sản phẩm quả Rau có hiệu quả sẽ là mô hình mẫu để nhân rộng cho các vùng canh tác và cho các sản phẩm có tính chất tương tự trong tỉnh.
2. Nội dung nghiên cứu của dự án
Nội dung 1: Điều tra, khảo sát thực trạng sản xuất, kinh doanh, xác định và xây dựng bản đồ vùng trồng rau của huyện cao Lộc, của tỉnh Lạng Sơn
Viết báo cáo đánh giá chất lượng Rau.
Nội dung 2: Thiết kế mẫu nhãn hiệu tập thể “Cao Lộc” cho sản phẩm rau của các xã Tân Liên, Gia Cát thuộc huyện Cao Lộc để đăng ký xác lập quyền sở hữu.
Nội dung 3: Xây dựng hệ thống công cụ, phương tiện để quản lý nhãn hiệu tập thể “Cao Lộc” rau của các xã Tân Liên, Gia Cát
Xây dựng các Quy chế, tổ chức Hội thảo khoa học góp ý Quy chế quản lý, sử dụng tem nhãn, bao bì sản phẩm rau “Cao Lộc”
Nội dung 4: Lập hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tập thể “Cao Lộc” cho sản phẩm rau của các xã Tân Liên, Gia Cát thuộc huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn và theo dõi tiến trình đơn .
Lập tờ khai theo mẫu và chuẩn bị các hồ sơ tài liệu theo yêu cầu, nộp Cục Sở hữu trí tuệ để đăng ký nhãn hiệu tập thể.
Nội dung 5: Xây dựng hệ thống phương tiện quảng bá nhãn hiệu tập thể “Cao Lộc” cho sản phẩm rau của các xã Tân Liên, Gia Cát thuộc huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn
In ấn nhãn, poster, xây dựng biển giới thiệu quảng cáo tấm lớn hoàn chỉnh.
Nội dung 6: Tổ chức Lễ công bố Nhãn hiệu tập thể “Cao Lộc” cho sản phẩm rau của các xã Tân Liên, Gia Cát thuộc huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn
Nội dung 7: Triển khai thực hiện thí điểm hoạt động quản lý và khai thác nhãn hiệu tập thể “Cao Lộc” cho sản phẩm rau của các xã Tân Liên, Gia Cát thuộc huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn
3. Các hoạt động phục vụ nội dung nghiên cứu của dự án:
Để thực hiện các nội dung nghiên cứu của dự án cần thực hiện một số nội dung cần thiết sau:
- Sưu tầm một số tài liệu có liên quan như:
+ Các khái niệm cơ bản liên quan đến quyền SHTT.
+ Tình hình sử dụng thương hiệu, nhãn hiệu hàng hoá nông sản ở các tỉnh phía Bắc.
+ Xây dựng chỉ dẫn địa lý “Bảo Lâm” cho sản phẩm hồng không hạt Bảo Lâm tỉnh Lạng Sơn.
+ Xây dựng nhãn hiệu tập thể “Văn Lãng” cho sản phẩm quả Hồng vành khuyên huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn.
+ Xây dựng nhãn hiệu tập thể “Tràng Định” cho cây Thạch đen của huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn
+ Xây dựng nhãn hiệu “Rau hữu cơ Sóc Sơn” Thị trấn Sóc Sơn, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, cho nhóm sản phẩm số 31 rau tươi gồm rau ăn lá, củ quả, rau gia vị.
+ Xây dựng nhãn hiệu tập thể “Rau an toàn Tiền Lệ” của HTX nông nghiệp Tiền Lệ (huyện Hòai Đức)
+ Ngoài ra còn sưu tầm các tài liệu từ các sách chuyên khảo, tạp chí khuyến nông, các tài liệu trên mạng...
- Tổ chức Hội nghị, hội thảo khoa học, các lớp tập huấn:
+ Tổ chức 01 hội nghị góp ý kiến và thống nhất lựa chọn mẫu NHTT nhằm lựa chọn mẫu có nội dung phù hợp, có tính chất quảng bá rộng rãi cho sản phẩm Rau . Tham dự hội nghị có 70 người gồm: lãnh đạo UBND huyện, lãnh đạo các phòng, cơ quan, đơn vị như: Phòng Nông nghiệp & PTNT, Phòng Kinh tế - Hạ tầng, Ban Chấp hành Hội làm vườn huyện, Chủ tịch Hội Nông dân các xã và các hộ sản xuất và kinh doanh Rau tại các xã trên địa bàn huyện.
+ Tổ chức 01 hội thảo khoa học góp ý quy chế quản lý và sử dụng NHTT, quy chế sử dụng tem nhãn, bao bì sản phẩm. Nhằm góp ý và hoàn thiện nội dung các quy chế, được các hội viên thống nhất. Dự kiến tập huấn cho 70 đại biểu.
+ Tổ chức 01 lớp tập huấn cho cán bộ Hội về công tác quản lý, tổ chức SX của Hội và tập huấn cho người sản xuất kiến thức về nhãn hiệu tập thể. Nhằm tập huấn cho cán bộ Hội, các thành viên, người sản xuất kiến thức về NHTT. Dự kiến tập huấn cho 70 đại biểu là các cán bộ Hội, người sản xuất Rau.
Khảo sát, điều tra: Tiến hành khảo sát điều tra tại 02 xã: Tân Liên, Gia Cát huyện Cao Lộc.
Ngoài ra, để thực hiện dự án cần tìm hiểu các đơn vị thuê khoán chuyên môn thiết kế, in ấn mẫu logo, tem nhãn, bao bì sản phẩm, pano, biển quảng cáo, các đơn vị phân tích chất lượng sản phẩm. Cũng như huy động sự hỗ trợ, tư vấn về chuyên môn từ phía cơ quan quản lý nhà nước về SHTT (Cục sở hữu trí tuệ), lĩnh vực khoa học (Sở Khoa học và công nghệ tỉnh) để hoàn thiện hồ sơ đúng thời hạn
4. Phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu:
- Khi tổ chức thực hiện dự án, đã phối hợp với các cơ quan có liên quan trên địa bàn như: Ủy ban nhân huyện Cao Lộc, Phòng Nông nghiệp &PTNT, Trạm Khuyến nông, Trạm BVTV, Hội Làm vườn huyện.... cùng thực hiện nên đã thể hiện tính liên kết giữa các tổ chức. Rau Tân Liên-Gia Cát khi có nhãn hiệu tập thể sẽ tăng cường liên kết giữa những người sản xuất với nhau thông qua tổ chức Hội làm vườn, cùng với tiếng nói chung của Hội sẽ góp phần tăng cường mối liên doanh, liên kết, đặc biệt với các doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm.
- Đơn vụ chủ trì dự án sẽ chuyển giao kết quả nghiên cứu cho Hội làm vườn huyện Cao Lộc vì Hội làm vườn sẽ không hạn chế quy mô với sự tham gia của nhiều hộ sản xuất sẽ tạo được phong trào ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật mới, nâng cao nhận thức về ứng dụng tiến bộ KH&CN của người nông dân. Do đó, để hoạt động của nhãn hiệu tập thể “Cao Lộc” phát triển bền vững có hiệu quả cần đẩy mạnh xã hội hóa công tác chuyển giao, khuyến khích sự tham gia tích cực và chủ động của người nông dân trong sản xuất nông nghiệp.
- Chuyển giao trọn gói kết quả nghiên cứu:
+ Báo cáo kết quả thực hiện dự án;
+ Bản đồ ranh giới vùng trồng Rau của huyện Cao Lộc;
+ Logo, nhãn mác nhận diện sản phẩm;
+ Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu tập thể “Cao Lộc” cho sản phẩm Rau;
+ Quy trình giám sát việc sử dụng nhãn hiệu tập thể “Cao Lộc”
+ Văn bằng của Cục Sở hữu trí tuệ cấp bảo hộ nhãn hiệu tập thể
- Đối tượng chuyển giao: + UBND huyện Cao Lộc
+ Phòng Nông nghiệp &PTNT
- Đối tượng nhận ứng dụng các kết quả của Dự án: Hội làm vườn huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn.
Trong đó, Phòng Nông nghiệp và PTNT và Hội làm vườn của huyện chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các hoạt động quản lý Nhãn hiệu tập thể “Cao Lộc” đối với Rau Tân Liên-Gia Cát của huyện Cao Lộc.
Nguồn: Theo báo cáo đề tài