"Xây dựng nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm khoai lang của huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn"
Chủ nhiệm đề tài: CN. Hoàng Vĩnh Hưng.
Đơn vị thực hiện: Phòng Kinh tế & Hạ tầng huyện Lộc Bình.
Thời gian thực hiện: 2017 - 2019.
Lĩnh vực nghiên cứu: Nông nghiệp.
I. Mục tiêu của Dự án
1.1. Mục tiêu chung:
- Thiết lập cơ chế bảo hộ, quản lý và khai thác Nhãn hiệu tập thể “Lộc Bình” cho sản phẩm khoai lang nhằm nâng cao giá trị, danh tiếng của sản phẩm bản địa mang Nhãn hiệu tập thể trên thị trường.
- Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho cộng đồng người dân vùng sản xuất khoai lang huyện Lộc Bình trong việc sử dụng Nhãn hiệu tập thể, chống các hành vi xâm phạm quyền; Góp phần đảm bảo đời sống cho người sản xuất và giữ gìn, phát huy các giá trị kinh tế, xã hội, văn hoá của sản phẩm củ Khoai lang cho huyện Lộc Bình.
1.2. Mục tiêu cụ thể của Dự án
- Xây dựng bản đồ ranh giới vùng trồng cây Khoa lang đăng ký bảo hộ Nhãn hiệu tập thể trên địa bàn huyện lộc Bình tỉ lệ 1/50.000.
- Thiết kế hệ thống nhận diện sản phẩm mang Nhãn hiệu tập thể Khoai lang Lộc Bình bao gồm logo, tem nhãn, bao bì phục vụ đăng ký bảo hộ Nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm Khoai lang huyện Lộc Bình.
- Xây dựng bộ tài liệu phục vụ quản lý, sử dụng Nhãn hiệu tập thể Khoai lang huyện Lộc Bình và quản lý chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất thu hoạch gồm: Quy chế quản lý và sử dụng Nhãn hiệu tập thể, Quy chế quản lý và sử dụng tem, nhãn sản phẩm và Quy trình canh tác, thu hoạch, sơ chế, bảo quản sản phẩm.
- Lập Hồ sơ đăng ký bảo hộ Nhãn hiệu tập thể Khoai lang Lộc Bình và được Cục Sở hữu trí tuệ chấp nhận, cấp văn bằng bảo hộ Nhãn hiệu tập thể .
II. Kết quả thực hiện dự án
2.1 Điều tra, khảo sát thực trạng sản xuất, kinh doanh và xác định vùng trồng cây Khoai lang của huyện Lộc Bình:
2.2.1 Nội dung điều tra
- Tiến hành điều tra 200 phiếu tại 04: Tú Mịch, Lục Thôn, Tú Đoạn, Khuất xã với những nội dung sau:
+ Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tình hình sản sản xuất cây Khoai lang huyện Lộc Bình.
+ Thực trạng sản xuất và kinh doanh Khoai lang tại 04 xã: Tú Mịch, Tú Đoạn, Khuất Xã, Lục Thôn.
2.2.2 Thời gian điều tra: từ tháng 9 năm 2017.
2.2.3 Phương pháp điều tra:
Điều tra phỏng vấn trực tiếp có sự tham gia của người dân, chụp ảnh thực trạng sản xuất Khoai lang, kết hợp với thu thập, phân tích thông tin từ các cơ quan quản lý, chỉ đạo sản xuất của địa phương (UBND xã, Chi cục Thống kê, Trạm khuyến nông, Trạm Bảo về thực vật,…). Các bước tiến hành gồm: Xây dựng phiếu điều tra; Xác định địa bàn điều tra; Tiến hành điều tra theo nhóm, thu thập thông tin, số liệu; Tổng hợp thông tin, số liệu, phân tích, đánh giá và viết báo cáo tổng kết.
2.2.4 Kết quả điều tra:
2.2.2.1. Tổng quan về cây Khoai lang:
Cây Khoai lang thuộc họ bìm bìm (Convolvulaceae). Là cây thân thảo, sống hằng năm, thân mềm bò hoặc leo, hoa lưỡng tính, quả sóc, lá đơn mọc cách, lá đều đặn hoặc có khía. Sản phẩm chính của cây Khoai lang là lấy củ, hình dạng củ tròng, dài khác nhau, màu sắc vỏ củ và ruột có màu sắc khác nhau phụ thuộc vào từng loại giống, Thời gian trồng chính vụ vào tháng 7,8 dương lịch. Thời gian từ trồng đến cho thu hoạch từ 3 - 4 tháng.
- Phương pháp nhân giống được các hộ nông dân lựa chọn bằng cách củ hoạch hom.
2.2.2.2. Điều kiện tự nhiên vùng trồng cây Khoai Lang của huyện Lộc Bình.
- Về địa hình: Huyện Lộc Bình nằm ở lưu vực sông Kỳ Cùng; độ cao trung bình so với mặt nước biển là 352m, cao nhất là đỉnh Mẫu Sơn với 1.541m so với mực nước biển. Địa hình huyện nghiêng từ Đông Bắc xuống Tây Nam và phân thành 3 vùng tương đối rõ rệt. Vùng núi cao chạy bao quanh huyện theo hình cánh cung, có độ cao trung bình từ 700 – 900m, bao gồm các xã Mẫu Sơn, Lợi Bác, Tam Gia, Hữu Lân, Ái Quốc... phần lớn đất có độ dốc trên 20 độ; trên dạng địa hình này chỉ thích hợp cho sử dụng vào lâm nghiệp và đồng cỏ chăn thả vì độ dốc cao và đường đi lại khó khăn; các khu vực thung lũng hẹp có thể sử dụng phát triển cây ăn quả, một số ít gần nguồn nước tưới thích hợp cho trồng lúa. Vùng đồi núi thấp có độ cao trung bình 250 – 300m gồm các xã Yên Khoái, Nhượng Bạn, Vân Mộng, Quan Bản, Tú Mịch, Bằng Khánh, Xuân Lễ, Lục Thôn…vùng này có dạng địa hình đồi thoải xen bát úp; dạng địa hình này thích hợp cho mục đích nông lâm kết hợp; sườn đồi thoải độ dốc thấp gần nguồn nước thích hợp cho phát triển cây ăn quả. Vùng thung lũng bao gồm các xã chạy dọc theo quốc lộ 4B, một phần chạy dọc theo sông Kỳ Cùng; đây là vùng địa hình tương đối bằng phẳng được hình thành do bồi đắp của sông Kỳ Cùng và các phụ lưu; trên địa hình này chủ yếu trồng cây lúa nước và cây hoa màu. Do đó cho đến nay rừng núi của Lộc Bình còn lưu giữ phần nào tính chất nguyên sinh vốn có thể hiện rõ nét trên nhiều khoảnh rừng núi cao, nhiều khu rừng còn lưu giữ được những loại gỗ quý sến, táu, lát hoa, kháo thơm…
- Về khí hậu, thủy văn: Khí hậu của Lộc Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia thành 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa nóng, ẩm bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10; mùa khô lạnh, ít mưa từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình hằng năm là 210C, nhiệt độ cao tuyệt đối 380C, nhiệt độ thấp tuyệt đối -20C. Lượng mưa trung bình trong năm khoảng 1.350mm. Chế độ mưa cũng phân thành 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9 và chiếm trên 76% lượng mưa cả năm. Mùa khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau và
- Về tài nguyên đất: Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 98.642,7ha, trong đó: đất nông nghiệp là 89.355,05ha chiếm 90,58%; đất phi nông nghiệp là 7.049,37ha, chiếm 7,15%; đất chưa sử dụng là 2.238,28ha chiếm 2,27%. Đất đai của huyện gồm các loại sau: Nhóm đất phù sa, nhóm đất đỏ vàng, nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi, nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ. Do đặc điểm đất và địa hình có sự phân hóa rõ rệt đã mang lại ưu thế đa dạng trong khả năng khai thác sử dụng vào phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, có điều kiện trồng cây lương thực thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả.
- Về tài nguyên nước: Nguồn nước mặt của huyện được chi phối bởi nguồn nước của sông Kỳ Cùng và các phụ lưu của sông. Ngoài ra, trong vùng còn có nhiều hồ đập vừa và nhỏ như: Hồ Tà Keo, Bản Chành, Nà Căng; đập Khuôn Van, Nà Phừa, Kéo Lim, Tam Quan…. Mật độ sông suối của huyện là 0,88 km/km2 và ở khắp các xã trong huyện đều có các con suối lớn, nhỏ chảy quanh các triền khe, chân đồi ven theo các làng, bản, chân ruộng. Nhìn chung, hệ thống sông suối, ao hồ của huyện có nguồn nước khá dồi dào và phân bố tương đối đồng đều đủ để phục vụ sản xuất nông nghiệp và phục vụ nước sinh hoạt cho nhân dân. Đây cũng là một trong những thế mạnh của Lộc Bình trong việc tiến tới xác định phát triển kinh tế thuỷ sản phù hợp trên địa bàn huyện.
III. Kết luận kiến nghị
3. 1. Kết luận
Dự án Xây dựng Nhãn hiệu tập thể “Lộc Bình” cho sản phẩm Khoai lang của huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn đã hoàn thành các nội dung đề ra, cụ thể:
- Kết quả đạt được:
1. Đã tổ chức điều tra, đánh giá được thực trạng sản xuất kinh doanh cây Khoai lang tại các xã trên địa bàn huyện. Trong đó điều tra được diện tích hiện có của toàn huyện, tình hình sản xuất cây giống, tình hình thâm canh, chăm sóc và tiêu thụ sản phẩm củ Khoai lang. Với phương pháp chính là tổ chức điều tra tra các hộ trồng Khoai lang, thu thập thông tin và khai thác kinh nghiệm từ các cán bộ trực tiếp làm công tác nông nghiệp trên địa bàn huyện.
2. Lập được bản đồ xác định vùng bảo hộ, với ranh giới vùng được xác định chủ yếu là diện tích hiện có và các vùng liền kề có triển vọng mở rộng trong thời kỳ giấy chứng nhận có hiệu lực. Dự án sử dụng phương pháp kế thừa các tài liệu đã có kết hợp khoanh vẽ thực địa và chuyển họa lên phần mềm chuyên dụng về bản đồ để xây dựng.
3. Tạo lập được bộ Hồ sơ để xin bảo hộ và được Cục Sở hữu trí tuệ chấp nhận cấp văn bằng bảo hộ. Song song với quá trình lập hồ sơ, Dự án đã tiến hành các nội dung nghiên cứu phân tích chất lượng quả, xây dựng được các quy trình, quy chế phục vụ quản lý và phát triển Nhãn hiệu tập thể, thiết kế tem nhãn, bao bì... Đây là tiền đề quan trọng để kế thừa và phát triển các chương trình xúc tiến thương mại, xây dựng và phát triển cho sản phẩm cây Khoai lang trong những năm tiếp theo.
4. Triển khai thí điểm một số hoạt động quản lý và phát triển Nhãn hiệu tập thể được bảo hộ, thông qua các hoạt động bán hàng có sử dụng nhãn mác, bao bì được bảo hộ, tổ chức một số hoạt động quảng bá như tổ chức lễ công bố Nhãn hiệu tập thể, xây dựng biển quảng cáo tấm lớn, in ấn tờ rơi, xây dựng phóng sự quảng cáo, lập webside trên internet, tổ chức tập huấn cho các hộ trồng Khoai lang cho 70 hộ nông dân, cán bộ hội ở cơ sở... Qua đó bước đầu đã giúp người tiêu dùng biết đến sản phẩm Khoai lang của huyện nhiều hơn, các cán bộ Hội và nhân dân nắm được mục đích, ý nghĩa của văn bằng bảo hộ trong việc xây dựng thương hiệu đặc sản do nhân dân làm ra.
- Một số mặt tồn tại: Các nội dung nghiên cứu chỉ tập trung vào tạo lập nhãn hiệu, chưa nghiên cứu sâu về kỹ thuật trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho cây Khoai Lang là những vấn đề còn khá cấp bách trong giai đoạn hiện nay.
3.2. Kiến nghị
- Đối với các Dự án, dự án tạo lập nhãn hiệu: Đề nghị tỉnh tiếp tục quan tâm bố trí các Dự án, dự án tạo lập nhãn hiệu cho các sản phẩm đặc sản, đặc trưng của huyện. Việc triển khai các dự án này cần bổ sung thêm các nội dung về bảo tồn nguồn gen, hỗ trợ các cơ sở sản xuất giống, hoạt động nghiên cứu thị trường. Đó là các điều kiện tiền đề cơ bản để thúc đẩy tổ chức sản xuất và xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông sản.
- Đối với cây Khoai Lang:
Đề nghị tiếp tục xây dựng các Dự án dự án để giải quyết các vấn đề về phòng chống sâu bệnh, xây dựng quy trình canh tác tiến bộ để đảm bảo ổn định sản xuất.
Tổ chức nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen thông qua việc tổ chức tuyển chọn các loại giống Khoai lang có Chất lượng cao, tổ chức chọn tạo ra những dòng giống có ưu điểm nổi trội để phát triển bền vững.
Tổ chức nghiên cứu đánh giá tác động của hoạt động sản xuất công nghiệp đến sản xuất cây Khoai lang của huyện. Thực tế khu vực trồng Khoai lang của huyện cần nhà máy chế biến, đóng gói sản phẩm Khoai lang sau thu hoạch.
- Về cơ chế, chính sách:
Cần có cơ chế ưu tiên đối với các vùng sản phẩm chủ lực như ưu tiên về đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi phục vụ sản xuất. Cơ chế ưu
đãi vốn vay cho đối tượng là tổ chức, cá nhân tham gia việc tiêu thụ sản phẩm Khoai Lang và các sản phẩm nông sản khác cho nông dân.
Tổ chức quy hoạch chi tiết vùng trồng cây Khoai lang nhằm dự báo thị trường và xác định quy mô tổ chức sản xuất. Đảm bảo sản xuất bền vững, ổn định kinh tế xã hội khu vực nông thôn các vùng trồng hồng tập trung./.
Nguồn: Theo báo cáo Dự án