Quy trình kỹ thuật ghép cây Hồi
1. Thiết kế vườn ươm
- Vườn ươm nên chọn nơi gần nguồn nước, gần nơi trồng, thuận đường vận chuyển, nền đất dễ thoát nước, độ đốc dưới 5 độ, tương đối kín gió.
- Dọn sạch nền đất, cuốc làm tơi đất ở độ sâu 10 -15 cm.
- Kích thước luống: rộng 1m dài 10m, lối đi giữa 2 luống rộng 45 cm, lối đi giữa 2 đầu luống rộng 60 cm.
- Xung quanh vườn có đào rãnh thoát nước.
2. Bầu nuôi cây
- Hỗn hợp đất phân được cho vào túi ni lông kích thước 13cm x 23 cm, đục 8 lỗ ở nửa dưới của bầu phân bố thành 2 hàng, hàng dưới cách đáy bầu không quá 2cm.
- Thành phần đất bầu gồm có:
+ Lớp đất mặt 10 -15 cm, tơi xốp, không lẫn rễ cây, đá sỏi hay các vật lạ khác.
+ Phân hữu cơ các loại yêu cầu hoai, tơi nhỏ.
+ Phân lân nung chảy hoặc Supe lân.
- Trộn đều đất phân theo tỉ lệ 4:1 (1m3 đất + 0,25m3 phân chuồng), mỗi m3 hỗn hợp trộn thêm 2 kg super lân.
- Vào bầu đất phải đạt yêu cầu: chặt, cân đối, thẳng đứng (2 góc đáy bầu chặt đất, lưng bầu không gãy khúc. Xếp bầu vào luống âm 1/3 - 1/4 chiều cao bầu, sao cho thẳng đứng, thật khít vào nhau và thẳng hàng.
3. Thu hái, chế biến, bảo quản, xử lý hạt giống và gieo ươm
- Thu hái quả: khoảng cuối tháng 9 đầu tháng 10 dương lich, khi vỏ quả chuyển từ màu xanh sang màu mâu, hạt màu đen, nhân màu trắng là quả chín có thể thu hái để gieo ươm.
- Chế biến: Hong quả nơi thoáng gió trong bóng giâm để tách lấy hạt, phơi hạt trong bóng râm cho khô hạt rồi đưa vào bảo quản.
- Bảo quản hạt: hạt sau khi chế biến đạt tiêu chuẩn được trộn với cát ẩm theo tỉ lệ 1 hạt + 2 cát (theo thể tích), có thể đánh thành từng đống nhỏ cao 30cm, phía trên phủ 1 lớp cát dày 10cm. Thường xuyên kiểm tra, nếu thấy cát bị khô tiến hành sàng cát riêng, hạt riêng, phun ẩm lại cho cát và cho hạt vào bảo quản như cũ.
- Xử lý hạt và gieo ươm: nhúng hạt qua bảo quản vào nước nóng 35-400C trong 2 giờ, vớt ra cho vào túi vải ủ trong bao tải ẩm, mỗi ngày rửa chua 1 lần đến khi hạt nứt nanh đem gieo vào bầu; hạt gieo giữa bầu, độ sâu lấp đất 0,5 -1cm, thời vụ gieo tháng 10 - 11 là tốt nhất hoặc tháng 2 năm sau. Cây con trong vườn ươm cần được che bóng trong 2 tháng đầu, độ che thích hợp 60% ánh sáng tự nhiên.
- Bón thúc: nên dùng nước phân chuồng ngâm; ngâm kỹ trước khi tưới ít nhất 1 tháng cùng với phân lân nung chảy hoặc super lân. Khi tưới hoà với nước lã theo tỉ lệ 1/5 -1/3 tuỳ theo sinh trưởng của cây, thời điểm bắt đầu tưới khi cây cao 5cm.
- Làm cỏ phá váng: Thường xuyên nhỏ sạch cỏ, làm vệ sinh. Nếu mặt đất trong bầu bị dí chặt phải bóp quanh miệng bầu hoặc xới xáo nhẹ mặt đất để phá váng.
4. Thời gian ghép
Thích hợp tiến hành vào trung tuần tháng giêng đến thượng tuần tháng 3. Ngày ghép là ngày nắng hoặc ngày râm, không thích hợp thao tác vào ngày mưa.
5. Lựa chọn cành ghép tốt
Lựa chọn cây Hồi trưởng thành tính năng tốt như quả to, cánh đều hoàn chỉnh, sản lượng cao và ổn định (15 năm trở lên) làm cây mẹ để ghép, ngắt cành ngoài phạm vi lão hoá phần giữa trở lên của cây làm cành ghép, cành to khoẻ, mắt mầm bao tròn, không có sâu bệnh hại, sinh trưởng đều 1- 3 năm là được.
6. Tiêu chuẩn cây gốc ghép
Cây con được sử dụng làm gốc ghép là cây được gieo từ hạt 2 năm tuổi đã được chăm sóc tốt và cây đạt các tiêu chuẩn sau:
- Chiều cao cây: 50 -80 cm.
- Đường kính gốc: 0,5 - 0,8 cm.
- Thân thẳng, lá không bị dị dạng, không sâu bệnh.
Ngừng tưới thúc phân ít nhất 15 ngày trước khi ghép.
7. Tiêu chuẩn cành ghép
- Tiêu chuẩn cây mẹ lấy cành ghép: cành ghép được lấy từ các cây trội đã được tuyển chọn, đạt các tiêu chuẩn sau:
+ Cây có năng suất quả cao và ổn định; năng suất quả bình quân: 35kg/cây/năm trở lên; các chỉ tiêu về hàm lượng, chất lượng tinh dầu đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
+ Cây có tuổi từ 20 năm trở lên.
+ Cây sinh trưởng khoẻ, tán đều và không sâu bệnh.
-Thời điểm lấy cành: tốt nhất vào đầu mùa xuân, trước khi cây chuẩn bị nhú lộc vụ xuân (từ 4-20 tháng 2 dương lịch hay từ 10- 26 tháng giêng âm lịch). Sau khi cắt cành, tỉa bỏ phiến lá, giữ cho cành tươi bằng cách bọc trong vải ẩm để vận chuyển cành ghép, cành được bảo quản nơi thoáng mát.
- Cắt cành ghép và ghép xong trong cùng một ngày là tốt nhát
- Tiêu chuẩn cành để cắt cành ghép:
+ Cành có đỉnh sinh trưởng
+ Cành chưa bật lộc non.
+ Cành ở phía ngoài của tán cây được chiếu sáng đầy đủ.
+ Đường kính cành từ 3,0 - 5,0mm.
+ Chiều dài cành tối thiểu từ 7 -10cm.
+ Không có vết sâu bệnh.
- Có thể cắt cành ghép chuẩn bị từ chiều hôm trước.
8. Dụng cụ chuẩn bị
Dao ghép, cành cắt, dây buộc màng (mỏng) rộng 3cm, dài 40 cm, túi bảo quản cam quýt, thùng nilon nhỏ (dùng để đựng cây non, với công dụng giữ ẩm).
9. Kỹ thuật ghép
9.1. Ghép bằng phương pháp ghép nêm.
9.2. Ghép bằng phương pháp ghép áp.
Phương pháp ghép này gốc ghép được để nguyên ngọn. Đầu tiên chọn cành ghép có 2-3 mắt ngủ đã thành thục về mặt sinh lý, đường kính mắt ngủ khoảng 1,5 mm. Cắt vát một bên thân của gốc ghép, độ sâu vết cắt không quá 1/3 đường kính thân cây; vị trí cắt cách mặt đất chừng 8-12 cm tuỳ theo kích thước gốc ghép. Vạt xiên hai bên chồi ghép thành hình nêm, một bên dài 2cm, một bên 0,5 cm. Áp cành ghép vào gốc ghép sao cho tối thiểu một bên của dải tượng tầng (phần giữa vỏ và gỗ) của cành ghép và gốc ghép trùng khít với nhau. Dùng băng ni lông mỏng cuốn chặt từ dưới lên để cố định cành ghép với gốc ghép; bịt kín cành ghép bằng cách cuốn 1 lớp băng nilông từ dưới lên. Cắt bỏ phần trên của gốc ghép khi cành ghép nảy chồi.
10. Chăm sóc sau ghép
10.1. Ngắt ngọn và mầm cành xiên.
Sau khi ghép, cây cần được tưới ẩm đầy đủ, tránh mặt bầu bị khô. Nếu dùng dây ghép tự hoại, chồi ghép tự xé dây ghép nảy chồi ra ngoài. Nếu sử dụng các loại dây ghép dai, cần mở băng phần ngọn bằng cách dùng dao lam rạch nhẹ ở đỉnh cành ghép khi thấy ngọn chồi ghép phình to và phát triển lá non. Các chăm sóc khác tương tự như phần sản xuất cây thực sinh làm gốc ghép. Sau khi ghép, gặp đúng mùa xuân mưa nhiều, nước đủ, mầm phía dưới miệng cắt của cây chính mọc rất nhanh, ngọn non và mầm mới mọc ra cần phải ngắt bỏ kịp thời, để đề phòng ảnh hưởng đến vết ghép và ngọn mới mọc của mầm ghép. Những cây non thường đã có số lượng cành xiên nhất định, khi ghép cành ngắt bỏ toàn bộ đỉnh mầm ở cành xiên, không để nó mọc ngọn mới, phải vặt bỏ mầm thường xuyên. Mùa thu năm đó hoặc đầu xuân năm sau cắt toàn bộ cành xiên đi, đồng thời phải tiếp tục diệt mầm.
10.2. Nới lỏng túi bảo quản và dây buộc.
Vết ghép của Hồi chậm kín miệng, sau ghép một khoảng thời gian khá dài, mầm ghép mới bắt đầu đâm chồi, khi mầm mới dài khoảng 0,5 cm lập tức bỏ túi bảo quản ra. Khi ngọn mới mọc được 5 cm trở lên, có thể bắt đầu cởi dây buộc. Nới lỏng dây buộc từ từ, ở miệng ghép buộc lại cẩn thận 4-5 vòng, làm cho nhưng vết thương hở vẫn giữ được độ ẩm nhất định, nhưng không thích nghi quá chặt; cũng có thể dùng dao lam nhẹ gọt màng mỏng, chú ý không làm tổn thương đến mầm ghép.
10.3. Nuôi dưỡng thân chính.
Sau cấy ghép thành công, nhất là nhánh mang mầm, sẽ mọc ra nhiều ngọn mới, chỉ chọn để lại 1-2 ngọn khoẻ, mầm tốt để nuôi dưỡng thân chính sau này, toàn bộ còn lại cắt bỏ hết.
10.4. Chăm sóc phòng chữa sâu bệnh hại và bón phân.
Khi ngọn mới mọc 10cm trở lên, bắt đầu dùng phân bón lá thêm chút đạm urê, cách khoảng 15-20 ngày phun một lần, phun liền 4-6 lần. Phát hiện sâu bệnh hại ngọn mới mọc phải kịp thời chữa trị; cũng có thể phòng sâu bệnh bằng cách cho thêm 1 luợng thuốc sâu vừa đủ sử dụng phun cùng phân bón lá. Nếu gặp thời tiết khô hanh, rừng ở cạnh nguồn nước hoặc có điều kiện thuận lợi thì tốt nhất nên duy trì độ ẩm cho rừng, để bảo đảm cây non sinh trưởng tốt.
11. Những vấn đề cần chú ý
Sau khi ghép 1 năm, cây ghép có thể đem đi trồng, tiêu chuẩn cây ghép đem trồng cần đảm bảo: Chồi ghép có chiều cao 20 -30 cm; Vết ghép tiếp hợp tốt (không thấy mô sẹo mọc lan nhiều bên ngoài vết ghép); Cây ghép đã được đảo bầu trước khi trồng ít nhất trước 20 ngày; Cây ghép không bị sâu bệnh và dị dạng.