Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Thanh Long phù hợp với điều kiện sinh thái tỉnh Lạng Sơn
Vườn mô hình
Cây thanh long ruột đỏ là một loài cây trồng có giá trị kinh tế cao, sức chống chịu tốt, phát triển được trên nhiều loại đất. Những năm gần đây, cây thanh long ruột đỏ trở thành một trong những cây trồng thế mạnh trên địa bàn huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn, giúp cho người dân phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu. Quả thanh long trồng tại huyện Bình Gia có vị ngọt đậm, mẫu mã quả đẹp.
Nhằm giúp bà con nông dân trồng thanh long tại địa phương nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, nâng cao giá trị thương hiệu của cây thanh long ruột đỏ, tăng hiệu quả kinh tế cho người trồng thanh long, phát triển bền vững và hiệu quả vùng sản suất thanh long của địa phương, chúng tôi xin giới thiệu kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Thanh Long phù hợp với điều kiện sinh thái tỉnh Lạng Sơn
I. Nguyên tắc chung
- Đất trồng không bị ô nhiễm bởi chất thải công nghiệp, bệnh viện và các nguồn ô nhiễm khác.
- Nguồn nước tưới phải là nguồn nước sạch không bị ô nhiễm.
- Không sử dụng phân chuồng tươi hoặc nước phân tươi để bón hoặc tưới cho cây thnah long.
- Không sử dụng các chất kích thích sinh trưởng và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) nằm ngoài danh mục cho phép của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- Sản phẩm thu hoạch phải đảm bảo thời gian cách ly sau khi phun thuốc BVTV và chất kích thích sinh trưởng.
II. Yêu cầu sinh thái
- Nhiệt độ: thích hợp cho thanh long sinh trưởng và phát triển từ 20 – 340C, không có sương giá (Nhiệt độ quá cao, hoặc quá thấp, cây sinh trưởng phát triển kém, nhưng cây thanh long ruột đỏ tại Bình Gia không bị chết khi giá rét).
- Ánh sáng: Thanh long ra hoa trong điều kiện ngày dài, cây sinh trưởng và phát triển tốt ở những nơi có ánh sáng đầy đủ, thiếu ánh sáng thân cây ốm yếu, nhưng cường độ ánh sáng và nhiệt độ quá cao sẽ làm giảm khả năng sinh trưởng.
- Nước: Thanh long có khả năng chịu hạn, nhưng không chịu úng (nếu bị ngập nước khoảng 24 tiếng cây sẽ bị chết). Nhu cầu về lượng mưa cho cây là 800 – 2000 mm/năm. Nếu thấp hơn hoặc vượt quá sẽ dẫn đến hiện thượng rụng hoa và thối quả. Cần có nguồn nước tưới chủ động trong mùa khô, không sử dụng các nguồn nước thải
- Đất đai: Thanh long trồng được trên nhiều loại đất khác nhau, từ đất cát pha, đất xám bạc màu, đất phèn, đến đất phù xa, đất đỏ bazan, đất thịt… Tuy nhiên, cây thanh long đạt hiệu quả cao trong điều kiện đất tơi xốp, thông thoáng, thoạt nước tốt, không bị nhiễm mặn, có PH từ 5 – 7.
Vườn trồng thanh long nên cách xa khu công nghiệp, nghĩa trang, bệnh viện tối thiểu từ 500m trở lên, đất không bị nhiễm kim loại nặng (trước lúc quyết định đầu tư trồng thanh long nếu có điều kiện thì phân tích đất, nước nhằm để tránh trồng cây vào vùng đất bị ô nhiễm, ảnh hưởng chất lượng quả thanh long). Toàn bộ quá trình trồng, chăm sóc, thu hoạch thanh long nên được ghi chép, lưu thành hồ sơ để có thể truy nguyên nguồn gốc khi cần thiết.
III. Kỹ thuật trồng
- Làm đất: Đất được cày kỹ, tạo mặt phẳng để dễ thoát nước, chống ngậm úng, không nên sử dụng thuốc khai hoang để xứ lý thực bì. Có thể dùng vôi bột để khử trùng đất, hạn chế sâu bệnh.
Cột dây cố định cho cành bò (leo)
- Trụ trồng: Có thể dùng gỗ, trụ gạch, xi măng cốt sắt hoặc cây sống để trồng thanh long. Hiện nay trụ xi măng cốt sắt đang được khuyến cáo và sử dụng phổ biến. trụ có kích thước dài 2 – 2,2m, cạnh vuông từ 13 – 20cm. Khi trồng trụ phần cao trên mặt đất từ 1,5 – 1,6m; phần chôn dưới mặt đất khoảng 0,5 – 0,6m. Phía trên đỉnh trụ để 4 cọc sắt ló ra dài 20 – 40cm, được bẻ cong theo 4 hướng dùng làm giá đỡ cho cành thanh long; hoặc làm 2 lỗ có chiều vuông góc nhau trên đỉnh trụ và dùng 2 đoạn sắt dài 0,6 – 1,0m xuyên qua 2 lỗ này để tạo hình chữ thập làm giá đỡ cành.
- Mật độ: Nên trồng khoảng cách 3m x 3m (mật độ 1.000 – 1.100 trụ/ha).
- Giống: Thanh long ruột đỏ có nguồn gốc rõ ràng, chọn cành có 12 tháng tuổi trở lên (đã cho quả vụ trước, không nên chọn những cành vừa mới cho quả), cành khỏe có màu xanh đậm, không bị sâu bệnh hoặc các tổn thương khác. Chiều dài cành từ 40 – 50cm, phần gốc cành đã bắt đầu hóa gỗ được cắt bỏ phần vỏ khoảng 2 – 4cm chỉ để lại lõi giúp nhanh ra rễ và tránh thối gốc. Cành được giâm nơi thoáng mát khoảng 20 – 30 ngày ra rễ có thể đem trồng. Trước khi giâm hom nên khử trùng xử lý đất vườn ươm, bằng benlat C hay Benomyl hoặc vôi bột.
Phủ gốc cây thanh long trưởng thành
- Trồng và chăm sóc cây
+ Thời vụ: Cây thanh long sức chống chịu tốt có thể trồng ở mọi thời điểm trong năm, nhưng tốt nhất nên trồng vào tháng 4 – tháng 6 dương lịch.
+ Cách trồng: Khi trồng đặt hom cạn 2 – 3cm, đặt phần lõi (đã gọt bỏ lớp vỏ bên ngoài) xuống đất để tránh thối gốc, áp phần phẳng của hom vào mặt trụ tạo điều kiện thuận lợi co cành ra rễ và bám sát vào cây trụ, sau khi trồng dùng dây mềm buộc hom vào trụ để tránh gió làm lung lay, đổ ngã. Mỗi trụ đặt 4 – 5 hom, mỗi mặt trụ trồng 1 hom.
+Bón lót: (trước khi trồng và sau khi thu hoạch quả vào mỗi năm bón 1 lần) lượng: 15 – 20 kg phân chuồng hoai mục tùy theo tuổi cây, 0,5 kg suppe lân Văn Điển + 0,3kg kali/1 trụ. Nếu không có phân chuồng tự ủ, hoặc có phân nhưng không đủ nên sử dụng phân hữu cơ Vedagro dạng viên. Điều đáng chú ý là hàm lượng hữu cơ trong Vedagro lên đến 45%, cao gấp 3 lần một số phân hữu cơ khác nên chỉ cần sử dụng với lượng 1kg/trụ và trộn đều với phân lân và đất.
Kỹ thuật bón phân cho cây thanh long giai đoạn nuôi trái
+20 – 30 ngày sau khi trồng: bón 25gam đạm urea +25 gam DAP/1 trụ; Hoặc 80gam NPK 20-20-15/1 trụ, sau đó bón theo định kỳ 1 tháng/1 lần.
+Cách bón: Rải phân xung quanh gốc (cách gốc 20 – 40cm tùy theo tuổi cây, lấp lớp đất mỏng hoặc dùng rơm tủ lên, tưới nước. Có thể hòa phân bón hóa học vào nước và phun tưới lên cây, giúp cho rế khí sinh hấp thu được dinh dưỡng và nước; có thể sử dụng thêm các loại phân bón qua lá, chất kích thích sinh có bán trên thị trường (theo chỉ dẫn của nhà sản xuất).
Lắp đặt hệ thống phun sương dưới gốc cây thanh long
+Tưới nước: Tưới nước thường xuyên, đảm bảo đủ độ ẩm cho cây phát triển.
+Tủ gốc giữ ẩm: Vào mùa nắng dùng rơm rạ, cỏ khô ủ gốc cho cây, cũng có thể ủ gốc cho cây sau khi bón phân hữu cơ.
Tủ gốc cho cây thanh long
+ Tỉa cành, tạo tán: Sau trồng 2 – 3 tuần, cây thanh long sẽ cho ra nhiều chồi. Cần tỉa bỏ chồi nhánh ốm yếu, nhỏ, nhánh nảy ngang, chỉ để lại 1 chồi to khỏe nhất, buộc dây thường xuyên để chồi thanh long bám sát vào trụ, giúp rễ khí sinh phát triển và tránh gãy đổ. Sau khi chối thanh long này phát triển lên đến đỉnh trụ, tiến hành tỉa cành theo nguyên tắc 1 cành mẹ để lại 2 cành con, chọn để lại cành sinh trưởng mạnh, phát triển tốt nhất. Khi cành dài vượt khỏi đỉnh trụ khoảng 30 – 40cm tiến hành uốn cành xuống. Khi cành dài 1,2 – 1,5m bấm đọt cành giiusp cành phát triển tốt và nhanh cho quả. Năm 2 tỉa nhẹ khi cần để tạo tán hình chiếc ô. Tới cuối năm 3 tỉa những cành già đã cho quả trong những năm trước.
+Cỏ dại: Phải dọn dẹp, làm xạch cỏ trong vườn, hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc trừ cỏ. Chỉ dùng thuốc nằm trong danh mục cho phép của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Vệ sinh quanh mô trồng
+ Phân bón lá và chất kích thích sinh trưởng: Sau khi thu hoạch và cắt tỉa tạo tán, phun phân bón lá NPK 30-30-10, phun 3 lần, 7 ngày/lần, liều lượng 15gam/bình 8 lít.
Giai đoạn chuẩn bị ra nụ, phun phân bón lá 10-52-10, phun 7 ngày/lần.
Giai đoạn nụ được 8 – 10 ngày dùng chất điều hòa sinh trưởng và phân bón lá NPK 20-20-20, phun 3 lần, 7 ngày/lần, liều lượng 15gam/bình 8 lít.
Giai đoạn sau thụ phấn 3 ngày, dùng chất điều hòa sinh trưởng và phân bón lá NPK 30-10-10, phun 2 lần, 7 ngày/lần, liều lượng 15gam/bình 8 lít.
Bón bổ sung kali cho cây giai đoạn nuôi trái giúp cây đạt năng suất cao
Trước thu hoạch (15 – 20 ngày) phun phân bón lá NPKca 12-0-40-3ca, phun 2 lần, 7 ngày/lần, liều lượng 15gam/bình 8 lít.
+ Tỉa hoa, quả: Chọn 2 – 3 nụ phát triển tốt nhất trên mỗi cành, tỉa bỏ các nụ còn lại, các nụ trên cùng 1 cành nên chọn ở 2 mắt xa nhau, sau khi hoa nở 5 – 7 ngày tiến hành tỉa quả, mỗi cành chỉ nên để lại 1 – 2 quả, chọn các quả phát triển tốt, không dấu vết sâu bệnh.
*Phòng trừ một số sâu, bệnh hại chính
- Côn trùng
+Ốc sên: quan sát và bắt bằng tay, sử dụng thuốc BVTV để phun hoặc tẩm thuốc vào lá rau, khoai lang… hoặc cành thanh long dùng làm bẫy khi ốc sên ăn sẽ trúng thuốc và chết.
+Kiến: Vệ sinh vườn, don sạch các cỏ dại. Dùng thuốc hóa học trừ kiến như Regant 0.3G.. trộn với cát rải xung quanh gốc, có thể dùng thuốc trừ sâu thông thường (Sevin, Bassa…) phun lên cây.
+Ruồi đục quả: Áp dụng biện pháp bao quả, thu gom những quả ra khỏi vườn, ngâm vào trong nước hoặc chôn sâu, sử dụng thuốc hóa học như: Regant 5EC trộn với mồi Protein để diệt, xén tỉa cành, cày lật đất để hạn chế nơi trú ngụ của ruồi.
+Bọ xít: Dùng thuốc hóa học như: Sagolex, Bassa, Trebon… khi mật độ cao.
+Bọ trĩ: Vệ sinh cỏ dại ở trong vườn để tiêu hủy, dùng thuốc hóa học.
+Rệp sáp: Cắt tỉa cỏ dại, xử lý đất sau thu hoạch, tưới nước bằng vòi phun nhuyễn, phun dầu khoáng và một số thuốc đặc trị.
Bệnh thối đầu cành
- Bệnh hại
+Bệnh thán thư: Sử dụng biện pháp canh tác như bón phân cân đối, hợp lý, dùng trụ xi măng; Sử dụng biện pháp cơ học: Khi cây còn nhỏ, tỉa cành tạo tán cho thông thoáng. Sau thu hoạch tỉa bỏ những cành vô hiệu, cành sâu bệnh và cành tiếp đất. Sử dụng biện pháp sinh học: bón nhiều phân hữu cơ hoai mục, cung cấp nấm đối kháng Tricoderma. Phun chất kích kháng saliicylic acid (bion, Exin, songlam) ở thời điểm 15 ngày trước khi thu hoạch. Sử dụng biện pháp bao quả sau khi phun thuốc lần cuối.
Biện pháp hóa học: phun thuốc trừ nấm gốc đồng (Coc 85, Kocide…), phun các loại thuốc gốc propined (Antracol Amista)…
+ Bệnh thối cành: Tỉa bỏ cành bệnh, phun thuốc gốc đồng Dithan-m, anvil, Roval…
Biểu hiện bệnh đốm nâu trên cây thanh long
+ Bệnh đốm đen quả: Tỉa cành tạo tán lúc cây còn nhỏ tạo sự thông thoáng, khi cây trỗ hoa thăm vườn thường xuyên cắt bỏ những bông bị nhiễm bệnh, thu gom và tiêu hủy các tàn dư sau khi cắt tỉa. Bón nhiều phân hữu cơ hoai mục, cung cấp nấm đối kháng Tricoderma. Làm vệ sinh vườn, tiến hành bón phân chăm sóc theo đúng quy trình, phun thuốc trừ nấm gốc đồng (Coc 85, Kocide) phun lên toàn bộ trụ sau khi cắt tỉa. Ở giai đoạn ra hoa khoảng 12 ngày sau khi hình thành nụ tiến hành tỉa bớt nụ hoa. Phun xe kẽ theo định kỳ các loại thuốc trừ nấm gốc Difenoconazole, Chitosan, Iprodione, Validamycin.
Biểu hiện nấm bồ hóng trên cây thanh long
+Bệnh bồ hóng: Chăm sóc, bón phân, tỉa cành, phun tuốc gốc đồng, phun thuocs trừ rệp sáp.
- Thu hoạch và sử lý sau thu hoạch
+Thu hoạch: Chấm dứt phun thuốc BVTV và chất kích thích sinh trưởng trước khi thu hoạch 7 – 10 ngày.
Thu hoạch trong khoảng 28 – 32 ngày sau nở hoa để cho quả có chất lượng ngon. Thời điểm thu hoạch luc sáng sớm hoặc chiều mát.
Dụng cụ thu hoạch quả sắc bén. Quả sau khi cắt được dựng trong giỏ nhựa, để trong mát, phân loại sơ bộ chuyển về nhà đóng gói.
Thu hoạch thanh long
Sản phẩm khi thu hoạch không được để tiếp xúc với đất và hạn chế qua đêm. Khkong chất quả quá đầy khi vận chuyển, giỏ đụng qảu phải được bao lót kỹ, che đậy bằng giấy hoặc lá để tránh ánh nắng chiếu trực tiếp vào quả, và tổn thương quả do va chạm trong khi vận chuyển.
Trước khi vận chuyển nên bảo quản thanh long trong kỹ lưỡng để kéo dài thời hạn sử dụng
+Xử lý sau thu hoạch: Thiết bị, thùng hay vật tư tiếp xúc trực tiếp với quả thanh long phải được làm từ nguyên liệu không gây ô nhiễm lên sản phẩm, đảm bảo chắc chắn, vệ sinh sạch sẽ trước khi sử dụng. Thùng chứa phế thải, hóa chất BVTV và các chất nguy hiểm khác phỉ được ghi rõ ràng và không được dùng chung để đựng sản phẩm.
Thường xuyên kiểm tra và bảo trì thiết bị, dụng cụ nhằm hạn chế nguy cơ ô nhiễm lên sản phẩm. Thiệt bị, thùng chứa hay vật tư đóng gói phải cất giữ riêng biệt, cách ly với kho hóa chất và chất phụ gia./.