Tóm tắt: Kết quả nghiên cứu thử nghiệm khả năng thích ứng của một số giống đào nhập nội trên địa bàn huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn cho thấy các giống đào nhập nội thử nghiệm đều thích hợp với khí hậu sinh thái vùng trồng, sinh trưởng và phát triển tốt qua đó, góp phần làm phong phú thêm sản vật cho vùng du lịch Mẫu Sơn và tăng hiệu quả kinh tế cho người dân địa phương.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây Đào (Prunus persica) là một loại cây ăn quả lâu năm, rụng lá mùa đông, trồng chủ yếu ở các vùng ôn đới nóng và ở các nước á nhiệt đới. Ngoài Trung Quốc, Mỹ, Italy, Pháp, Nhật, Achentina là những nước trồng đào nhiều nhất (Vũ Công Hậu, 1996). Ở nước ta đào được trồng nhiều ở các địa phương như: Lào Cai, Sơn La, Lai Châu, Hà Giang, Lạng Sơn (Hoàng Ngọc Đường và ctv, 1996; Lê Đức Khánh, 2005). Quả đào không những sử dụng quả để ăn tươi, hoa đào còn được người dân miền Bắc Việt Nam coi là biểu tượng hoa xuân, được trưng bày trong dịp Tết Nguyên đán.
Những năm gần đây một số giống đào Nectarin, A2-2-29, B115 đã được nhập về trồng khảo nghiệm cho kết quả tốt ở các địa phương như Tràng Định, Lạng Sơn, Bắc Hà - SaPa, Mộc Châu - Sơn La, Đồng Văn - Hà Giang (Đỗ Sỹ An và ctv, 2017; Vũ Mạnh Hải và ctv, 2016).
Lạng Sơn nổi tiếng với sản phẩm đào Mẫu Sơn với nhiều đặc điểm quý như: quả to, thịt quả màu vàng, phần thịt giáp hạt có màu đỏ, cùi giòn, vị ngọt thanh. Đào Mẫu Sơn thường ra hoa sau Tết Nguyên đán và thu hoạch vào tháng 7 hàng năm. Việc nghiên cứu thử nghiệm một số giống đào nhập nội tại Cao Lộc, Lạng Sơn có ý nghĩa quan trọng trong việc bổ sung các giống đào nhập nội vào cơ cấu giống cây ăn quả của tỉnh, làm phong phú đa dạng sản phẩm, rải vụ, kéo dài thời gian thu hoạch, làm tăng hiệu quả kinh tế cho người dân địa phương. Trong thời gian 2018 - 2020, Viện Nghiên cứu Rau quả đã tiến hành khảo nghiệm một số giống đào nhập nội Nectarin, A2-2-29, B115 tại xã Công Sơn, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Vật liệu nghiên cứu
- Giống đào nhập nội: A2-2-29; B115; Nectarin. Đây là những giống được nhập nội từ Đài Loan và Úc.
- Giống đào địa phương: Đào Mẫu Sơn (giống đối chứng).
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
- Quy mô: 02 ha (đào Mẫu Sơn 01 ha (500 cây); đào nhập nội 01 ha (500 cây, cụ thể 200 cây đào A2-2-29; 180 cây đào B115; 120 cây đào Nectarin).
- Thiết kế mô hình: Các giống đào được bố trí trên sườn đồi núi, các đường đồng mức. Mật độ trồng: 4 m x 5 m (tương ứng 500 cây/ha).
+ Đào hố, bón lót: Đào hố kích thước 0,8 m x 0,8 m x 0,8 m. Bón lót cho mỗi hố 10 kg phân hữu cơ + 3 kg phân vi sinh + 1 kg super lân + 1 kg vôi bột.
+ Thời vụ trồng: Trồng 15 - 16/6/2018.
+ Chăm sóc: theo quy trình của Viện Nghiên cứu Rau quả.
2.2.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
- Chiều cao cây (m); Đường kính tán (m); Đường kính gốc (cm).
- Kích thước các đợt lộc: Chiều dài (cm), đường kính (cm), số lá/cành lộc (lá).
- Thời gian ra hoa, nở rộ, kết thúc nở hoa, thời gian thu hoạch.
- Tỷ lệ cành ra hoa (%) = (Số cành lộc ra hoa/Số cành lộc theo dõi) x 100.
- Tỷ lệ đậu quả (%) = (Số quả đậu/số hoa theo dõi) x 100.
- Các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất cá thể (kg/cây).
- Các chỉ tiêu về quả: Khối lượng quả, Chiều cao quả; Đường kính quả, độ Brix.
- Tỷ lệ phần ăn được (%) = (Khối lượng thịt quả/Khối lượng quả) x 100.
- Thành phần sâu bệnh chính và mức độ gây hại.
Các chỉ tiêu theo dõi được theo dõi trên 10 cây/1 giống/1 lần nhắc tùy thuộc vào các chỉ tiêu theo dõi khác nhau.
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu sau đó được được phân tích, xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel và IRRISTAT ver 5.0.
2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 6 năm 2018 đến tháng 8 năm 2020 tại xã Công Sơn, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Chỉ tiêu
Giống đào |
Sau trồng 6 tháng |
Sau trồng 12 tháng |
Sau trồng 18 tháng |
Sau trồng 24 tháng |
||||||||
CC cây (cm) |
ĐK tán (cm) |
ĐK gốc (cm) |
CC cây (cm) |
ĐK tán (cm) |
ĐK gốc (cm) |
CC cây (cm) |
ĐK tán (cm) |
ĐK gốc (cm) |
CC cây (cm) |
ĐK tán (cm) |
ĐK gốc (cm) |
|
Mẫu Sơn |
115,6 |
135,4 |
1,6 |
135,1 |
145,2 |
2,25 |
167,6 |
153,4 |
2,38 |
179,3 |
168,5 |
6,78 |
Nectarin |
110,5 |
111,7 |
1,1 |
130,3 |
123,3 |
1,72 |
153,7 |
150,6 |
2,04 |
170,2 |
165,5 |
6,10 |
A2-2-29 |
99,5 |
122,6 |
1,3 |
131,4 |
131,9 |
1,83 |
158,1 |
154,2 |
2,03 |
168,5 |
165,2 |
5,85 |
B115 |
104,3 |
126,7 |
1,1 |
127,6 |
139,8 |
1,75 |
156,7 |
150,4 |
2,13 |
167,1 |
166,4 |
6,11 |
LSD0,05 |
2,1 |
2,28 |
0,7 |
1,45 |
1,94 |
0,68 |
1,83 |
1,3 |
0,1 |
1,61 |
2,25 |
0,51 |
CV (%) |
9,0 |
7,9 |
10,8 |
9,6 |
7,7 |
11,8 |
9,6 |
8,4 |
9,4 |
10,5 |
9,7 |
7,2 |
Ghi chú: Thời gian trồng 15 - 16/6/2018; Thời gian theo dõi 9/2018; 12/2018; 6/2019; 12/2019; 6/2020.
Kết quả bảng 1 cho thấy: Các giống đào nhập nội đều có khả năng thích ứng với điều kiện sinh thái tại huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. Sau 2 năm trồng các giống sinh trưởng khỏe, chiều cao cây đạt 167,1 - 170,2 cm, đường kính tán đạt 165,2 - 166,4 cm, đường kính gốc đạt 5,85 - 6,11 cm, chỉ tiêu sinh trưởng giữa các giống nhập nội không có sai khác ở tất cả thời gian theo dõi. Giống đào Mẫu Sơn vốn đã thích nghi với điều kiện sinh thái vùng trồng nên sinh trưởng tốt hơn so với các giống đào nhập nội. Chiều cao cây 179,3 cm; đường kính tán đạt 168,5 cm; đường kính gốc đạt 6,78 cm.
|
|
Hình 1,2: Giống đào B115
3.2. Thời gian xuất hiện, kích thước các đợt lộc của các giống đào trồng tại xã Công Sơn huyện Cao Lộc
Bảng 2. Thời gian xuất hiện các đợt lộc của các giống đào nhập nội
Chỉ tiêu
Giống đào |
Lộc xuân |
Lộc hè |
Lộc thu |
||||||
Thời gian xuất hiện lộc (ngày, tháng) |
Thời gian lộc thành thục (ngày, tháng) |
Thời gian bắt đầu - kết thúc (ngày) |
Thời gian xuất hiện lộc (ngày, tháng) |
Thời gian lộc thành thục (ngày, tháng) |
Thời gian bắt đầu - kết thúc (ngày) |
Thời gian xuất hiện lộc (ngày, tháng) |
Thời gian lộc thành thục (ngày, tháng) |
Thời gian bắt đầu - kết thúc (ngày) |
|
Năm 2019 |
|||||||||
Mẫu Sơn |
25 - 27/2 |
25 - 30/3 |
30 - 33 |
10 - 14/4 |
11 - 16/5 |
31 - 32 |
11 - 15/7 |
11 - 13/8 |
30 - 32 |
Nectarin |
22 - 24/1 |
21 - 24/2 |
29 - 30 |
1 - 3/4 |
1 - 5/5 |
30 - 32 |
5 - 7/7 |
5 - 8/8 |
30 - 31 |
A2-2-29 |
23 - 24/1 |
25 - 27/2 |
32 - 33 |
3 - 5/4 |
1 - 4/5 |
27 - 29 |
7 - 10/7 |
6 - 8/8 |
29 - 30 |
B115 |
22 - 24/1 |
21 - 26/2 |
29 - 32 |
2 - 6/4 |
2 - 5/5 |
29 - 30 |
6 - 8/7 |
5 - 6/8 |
29 - 30 |
Năm 2020 |
|||||||||
Mẫu Sơn |
1 - 3/3 |
2 - 5/4 |
31 - 32 |
15 - 20/4 |
14 - 21/5 |
29 - 31 |
13 - 15/7 |
12 - 15/8 |
29 - 30 |
Nectarin |
7 - 11/2 |
8 - 12/3 |
29 - 30 |
3 - 5/4 |
2 - 5/5 |
29 - 30 |
4 - 7/7 |
5 - 7/8 |
30 - 31 |
A2-2-29 |
8 - 10/2 |
11 - 12/3 |
31 - 32 |
3 - 6/4 |
1 - 5/5 |
29 - 30 |
3 - 7/7 |
5 - 8/8 |
30 - 31 |
B115 |
9 - 11/2 |
11 - 13/3 |
30 - 32 |
1 - 6/4 |
2 - 6/5 |
29 - 30 |
5 - 8/7 |
4 - 6/8 |
28 - 29 |
Từ bảng 2 cho thấy các giống đào đều có 3 đợt lộc/năm. Lộc xuân xuất hiện sau khi kết thúc nở hoa, lộc xuân xuất hiện sớm hay muộn phụ thuộc vào thời gian nở hoa và thời tiết hàng năm. Năm 2019 thời tiết ấm, hoa nở sớm và lộc xuân cũng xuất hiện sớm hơn năm 2020 trên tất cả các giống đào trồng mới.
Các giống đào nhập nội có thời gian xuất hiện các đợt lộc (xuân, hè, thu) sớm hơn so với giống đào Mẫu Sơn. Cụ thể: Lộc xuân từ 12 - 13 ngày, lộc hè từ 7 - 9 ngày, lộc thu từ 4 - 6 ngày (năm 2019). Tương tự năm 2020, lộc xuân từ 21 - 23 ngày, lộc hè từ 12 - 15 ngày, lộc thu từ 8 - 10 ngày.
Bảng 3. Kích thước các đợt lộc của các giống đào nhập nội
Chỉ tiêu
Giống đào |
Lộc xuân |
Lộc hè |
Lộc thu |
||||||
Chiều dài lộc (cm) |
ĐK lộc (cm) |
Số lá/lộc (lá) |
Chiều dài lộc (cm) |
ĐK lộc (cm) |
Số lá/lộc (lá) |
Chiều dài lộc (cm) |
ĐK lộc (cm) |
Số lá/lộc (lá) |
|
Năm 2019 |
|||||||||
Mẫu Sơn |
25,2 |
0,42 |
18,6 |
26,1 |
0,44 |
18,4 |
17,8 |
0,41 |
13,2 |
Nectarin |
24,6 |
0,45 |
19,6 |
24,5 |
0,42 |
19,3 |
18,2 |
0,39 |
15,3 |
A2-2-29 |
24,3 |
0,4 |
18,7 |
25,7 |
0,47 |
20,5 |
19,6 |
0,41 |
15,8 |
B115 |
23,4 |
0,44 |
17,5 |
24,3 |
0,41 |
21,3 |
17,1 |
0,44 |
14,1 |
LSD0,05 |
4,0 |
0,43 |
1,84 |
4,0 |
0,74 |
2,3 |
3,3 |
0,6 |
1,9 |
CV (%) |
8,3 |
9,1 |
11,0 |
8,0 |
8,5 |
7,9 |
9,8 |
7,5 |
10,4 |
Năm 2020 |
|||||||||
Mẫu Sơn |
26,1 |
0,43 |
20,3 |
26,9 |
0,43 |
20,1 |
18,5 |
0,39 |
15,6 |
Nectarin |
25,3 |
0,41 |
21,4 |
25,1 |
0,47 |
19,5 |
19,1 |
0,41 |
14,7 |
A2-2-29 |
26,5 |
0,42 |
19,5 |
25,8 |
0,44 |
21,3 |
18,2 |
0,39 |
13,9 |
B115 |
24,8 |
0,4 |
22,4 |
24,3 |
0,45 |
18,4 |
17,9 |
0,42 |
15,8 |
LSD0,05 |
4,0 |
0,56 |
4,1 |
5,1 |
0,43 |
5,7 |
5,7 |
0,12 |
3,9 |
CV (%) |
9,0 |
7,8 |
11,3 |
11,5 |
9,6 |
10,6 |
8,9 |
11,4 |
12,0 |
Thông thường các loại cây ăn quả sẽ xuất hiện 4 đợt lộc trong năm: lộc (xuân, hè, thu, đông) nhưng ở cây đào lại có một chút khác biệt so với các cây trồng khác, mùa đông đào sẽ rụng lá, bước vào giai đoạn ngủ nghỉ, phân hóa mầm hoa để chuẩn bị cho vụ hoa của năm sau. Theo dõi khả năng sinh trưởng cho thấy các giống đào nhập nội đều thích nghi với điều kiện khí hậu, thời tiết tại huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. Các đợt lộc (xuân, hè, thu) sinh trưởng tương đối đồng đều, chiều dài lộc, đường kính lộc, số lá/lộc của các giống đào không có sự khác biệt nhiều, cụ thể:
Lộc xuân và lộc hè sinh trưởng khỏe: Chiều dài lộc trung bình từ 23,4 - 26,9 cm, số lá/lộc trung bình 18,4 - 22,4 lá. Lộc thu có chiều dài cành nhỏ hơn, số lá/lộc cũng ít hơn so với lộc xuân và lộc hè.
3.3. Khả năng ra hoa, tỷ lệ đậu quả và năng suất của các giống đào trồng tại xã Công Sơn huyện Cao Lộc
Bảng 4. Thời gian xuất hiện, nở rộ và kết thúc nở hoa của các giống đào nhập nội
TT |
Tên giống |
Năm 2019 |
Năm 2020 |
||||
Thời gian hoa bắt đầu nở |
Thời gian hoa nở rộ |
Thời gian kết thúc nở hoa |
Thời gian hoa bắt đầu nở |
Thời gian hoa nở rộ |
Thời gian kết thúc nở hoa |
||
1 |
Mẫu Sơn |
10 - 12/2 |
17 - 20/2 |
23 - 27/2 |
23 - 25/2 |
1 - 3/3 |
7 - 10/3 |
2 |
Nectarin |
13 - 16/1 |
20 - 23/1 |
27 - 30/1 |
28 - 30/1 |
5 - 7/2 |
12 - 14/2 |
3 |
A2-2-29 |
15 - 18/1 |
22 - 25/1 |
29/1 - 2/2 |
26 - 29/1 |
3 - 5/2 |
10 - 12/2 |
4 |
B115 |
13 - 17/1 |
20 - 24/1 |
27/1 - 1/2 |
27 - 30/1 |
4 - 6/2 |
10 - 12/2 |
Thời điểm nở hoa của các giống đào phụ thuộc theo thời tiết và tùy thuộc vào đặc điểm từng giống, các giống đào nhập nội Nectarin, A2-2-29 và giống B115 có thời gian nở hoa sớm hơn so với giống đào Mẫu Sơn khoảng từ 25 - 28 ngày. Thời gian bắt đầu nở hoa, kết thúc nở hoa của các giống đào nhập nội chênh lệch nhau không đáng kể chỉ 1 - 3 ngày. Năm 2019 do thời tiết ấm nên thời gian ra hoa của các giống đào sớm hơn năm 2020.
Bảng 5. Khả năng ra hoa, tỷ lệ đậu quả của các giống đào nhập nội (năm 2020)
Chỉ tiêu
Giống đào |
Số cành lộc ra hoa/cây (cành) |
Tỷ lệ cành ra hoa |
Tổng số hoa/cành (hoa) |
Số quả đậu/cây |
Tỷ lệ đậu quả |
||
(%) |
Arcsin |
(%) |
Arcsin |
||||
Mẫu Sơn |
35,4 |
84,9 |
67,13 |
29,2 |
24,8 |
2,40 |
8,91 |
Nectarin |
30,4 |
82,6 |
65,35 |
22,1 |
23,4 |
3,17 |
10,26 |
A2-2-29 |
35,2 |
89,1 |
70,72 |
25,4 |
31,7 |
3,54 |
10,84 |
B115 |
34,1 |
84,8 |
67,05 |
22,2 |
27,3 |
3,60 |
10,94 |
LSD0,05 |
1,28 |
|
4,5 |
|
1,4 |
|
1,21 |
CV (%) |
7,9 |
|
8,3 |
|
9,6 |
|
10,5 |
Kết quả bảng 5 cho thấy: Các giống đào nhập nội có khả năng thích ứng với điều kiện sinh thái vùng trồng. Sau 2 năm trồng, sinh trưởng khỏe, đều ra hoa và bắt đầu cho bói quả. Trong đó giống đào A2-2-29 có tỷ lệ cành ra hoa 89,1%, số quả đậu 31,7 quả/cây và tỷ lệ đậu quả cao nhất có ý nghĩa so với các giống còn lại, thấp nhất là giống đào Nectarin tỷ lệ cành ra hoa 82,6%, tỷ lệ đậu quả 3,17%, số quả đạt 23,4 quả/cây.
Giống đào Mẫu Sơn sinh trưởng tốt hơn so với các giống đào nhập nội nhưng lại có tỷ lệ đậu quả thấp nhất chỉ đạt 2,4%.
|
|
Hình 3,4: Giống Đào Nectarin
Bảng 6. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống đào nhập nội (năm 2020)
Chỉ tiêu
Giống đào |
Số quả thu hoạch/cây (quả) |
Khối lượng TB quả (gam) |
Năng suất lý thuyết (kg/cây) |
Năng suất thực thu (kg/cây) |
Thời gian thu hoạch |
Mẫu Sơn |
19,4 |
67,6 |
1,31 |
1,25 |
4/7 - 11/7 |
Nectarin |
16,7 |
60,2 |
1,01 |
0,96 |
29/4 - 7/5 |
A2-2-29 |
23,9 |
65,4 |
1,56 |
1,52 |
29/4 - 7/5 |
B115 |
22,3 |
64,7 |
1,44 |
1,40 |
29/4 - 7/5 |
LSD0,05 |
2,3 |
4,2 |
|
0,18 |
|
CV (%) |
11,5 |
10,6 |
|
7,1 |
|
Giống đào nhập nội A2-2-29 có số quả thu hoạch và năng suất đạt cao nhất với 23,9 quả/cây và 1,52 kg/cây, giống đào Nectarin số quả thu hoạch 16,7 quả/cây, năng suất bói quả chỉ đạt xấp xỉ 1 kg/cây thấp nhất so với các giống đào ở mức có ý nghĩa.
Thời gian thu hoạch các giống đào nhập nội từ 29/4 - 7/5, sớm hơn so với giống đào mẫu Sơn khoảng 2 tháng. Điều này rất có ý nghĩa trong việc bổ sung các giống đào nhập nội, làm phong phú đa dạng sản phẩm, rải vụ, kéo dài thời gian thu hoạch, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân địa phương.
Bảng 7. Một số chỉ tiêu cơ giới quả của các giống đào nhập nội (năm 2020)
Chỉ tiêu
Giống đào |
Chiều cao quả (cm) |
Đường kính quả (cm) |
Độ dày cùi quả (cm) |
Khối lượng cùi (g) |
Tỷ lệ phần ăn được (%) |
Brix (%) |
Mẫu Sơn |
5,5 |
4,3 |
1,7 |
50,22 |
74,3 |
12,1 |
Nectarin |
5,1 |
4,1 |
1,5 |
44,82 |
72,8 |
11,2 |
A2-2-29 |
5,3 |
|